Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:47 25/07/2025
29. Thánh nhân chính là vừa nhìn thấy mình có chỗ yếu kém, vừa nghĩ đến chỗ hay của người khác.
(Thánh Augustinus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
--------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
02:00 25/07/2025
101. NGỰA “NHẢY” LẦU CHUÔNG
Khi Địch Bố Trần làm tú tài, một ngày nọ cùng đi với quan đốc học ra Ngũ Lý Phố để nghinh tiếp tôn sư, và đứng đợi trong một cái miếu lớn.
Anh ta đem ngựa của quan đốc học dắt lên lầu chuông cao, khi tôn sư sắp đến thì quan đốc học phải lên ngựa để đi đón, nhưng tìm thì không thấy ngựa đâu cả.
Người gác cổng đi lên lầu chuông tìm thì thấy ngựa đang đứng ở đó, nhưng nào ngờ ngựa đi lên lầu thì dễ mà đi xuống thì lại khó, làm cho mọi người phí rất nhiều sức lực mới cột được chân ngựa lại và từ từ khiêng xuống, bởi vì chân ngựa cột quá chặt nên bị tê không thể lập tức đi được.
Tôn sư càng lúc càng đi đến gần, mà quan đốc học phải đi bộ mấy cây số để nghinh tiếp. Sau việc này thì điều tra cũng không biết ai dẫn ngựa lên lầu chuông, thôi thì bỏ qua luôn.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 101:
Có những người nuôi ngựa làm kiểng, làm cái chuồng thật đẹp và nhốt ngựa bên trong để…coi chơi và làm cảnh, nên nó sinh bệnh mà chết, bởi vì ngựa là loài hoạt động, là loài chạy đường xa, giam nó lại tức là giết nó chứ không phải là yêu mến nó…
Ki-tô hữu là người hoạt động vì nước Thiên Chúa cũng gọi là Nước Trời, nếu ngày ngày từ sáng đến tối ngồi trong nhà thờ cầu nguyện, việc nhà không làm, con cái không ai chăm sóc dạy dỗ, thì không phải là người Ki-tô hữu hoạt động, đó là tự mình làm chết tính chất truyền giáo của người Ki-tô hữu mà thôi. Truyền giáo, trước hết là chu toàn bổn phận trong gia đình của mình, sau là “đi ra” đến ngoài xã hội, giáo xứ, các cộng đoàn để đem cái tình yêu, cái hòa thuận, cái nhường nhịn mà mình đã thực hành trong gia đình ra thực hành ngoài xã hội, để cho mọi ngừơi nhìn thấy cái cốt lõi truyền giáo là ở đó.
Nhốt ngựa trong chuồng ngày này qua ngày nọ, dù cái chuồng được làm bằng vàng ròng thì ngựa cũng sẽ bị bệnh mà chết; đọc kinh từ sáng đến tối mà không thực hành lời kinh dạy thì linh hồn cũng sẽ bị ngộp mà sinh bệnh, bởi vì bản chất của người Ki-tô hữu là truyền giáo giữa đời và cho người…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Khi Địch Bố Trần làm tú tài, một ngày nọ cùng đi với quan đốc học ra Ngũ Lý Phố để nghinh tiếp tôn sư, và đứng đợi trong một cái miếu lớn.
Anh ta đem ngựa của quan đốc học dắt lên lầu chuông cao, khi tôn sư sắp đến thì quan đốc học phải lên ngựa để đi đón, nhưng tìm thì không thấy ngựa đâu cả.
Người gác cổng đi lên lầu chuông tìm thì thấy ngựa đang đứng ở đó, nhưng nào ngờ ngựa đi lên lầu thì dễ mà đi xuống thì lại khó, làm cho mọi người phí rất nhiều sức lực mới cột được chân ngựa lại và từ từ khiêng xuống, bởi vì chân ngựa cột quá chặt nên bị tê không thể lập tức đi được.
Tôn sư càng lúc càng đi đến gần, mà quan đốc học phải đi bộ mấy cây số để nghinh tiếp. Sau việc này thì điều tra cũng không biết ai dẫn ngựa lên lầu chuông, thôi thì bỏ qua luôn.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 101:
Có những người nuôi ngựa làm kiểng, làm cái chuồng thật đẹp và nhốt ngựa bên trong để…coi chơi và làm cảnh, nên nó sinh bệnh mà chết, bởi vì ngựa là loài hoạt động, là loài chạy đường xa, giam nó lại tức là giết nó chứ không phải là yêu mến nó…
Ki-tô hữu là người hoạt động vì nước Thiên Chúa cũng gọi là Nước Trời, nếu ngày ngày từ sáng đến tối ngồi trong nhà thờ cầu nguyện, việc nhà không làm, con cái không ai chăm sóc dạy dỗ, thì không phải là người Ki-tô hữu hoạt động, đó là tự mình làm chết tính chất truyền giáo của người Ki-tô hữu mà thôi. Truyền giáo, trước hết là chu toàn bổn phận trong gia đình của mình, sau là “đi ra” đến ngoài xã hội, giáo xứ, các cộng đoàn để đem cái tình yêu, cái hòa thuận, cái nhường nhịn mà mình đã thực hành trong gia đình ra thực hành ngoài xã hội, để cho mọi ngừơi nhìn thấy cái cốt lõi truyền giáo là ở đó.
Nhốt ngựa trong chuồng ngày này qua ngày nọ, dù cái chuồng được làm bằng vàng ròng thì ngựa cũng sẽ bị bệnh mà chết; đọc kinh từ sáng đến tối mà không thực hành lời kinh dạy thì linh hồn cũng sẽ bị ngộp mà sinh bệnh, bởi vì bản chất của người Ki-tô hữu là truyền giáo giữa đời và cho người…
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 26/07: Khiêm nhường và kiên nhẫn – Nữ Tu Têrêsa Phùng Thị Yến – Dòng Mến Thánh Giá Thủ Đức.
Giáo Hội Năm Châu
02:53 25/07/2025
Tin Mừng Chúa Giê-su Ki-tô theo thánh Mát-thêu.
Khi ấy, Đức Giê-su trình bày cho dân chúng nghe dụ ngôn sau đây: “Nước Trời ví như chuyện người kia gieo giống tốt trong ruộng mình. Khi mọi người đang ngủ, thì kẻ thù của ông đến gieo thêm cỏ lùng vào giữa lúa, rồi đi mất. Khi lúa mọc lên và trổ bông, thì cỏ lùng cũng xuất hiện. Đầy tớ mới đến thưa chủ nhà rằng: ‘Thưa ông, không phải ông đã gieo giống tốt trong ruộng ông sao? Thế thì cỏ lùng ở đâu mà ra vậy?’ Ông đáp: ‘Kẻ thù đã làm đó!’ Đầy tớ nói: ‘Vậy ông có muốn chúng tôi ra đi gom lại không?’ Ông đáp: ‘Đừng, sợ rằng khi gom cỏ lùng, các anh làm bật luôn rễ lúa. Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt. Đến ngày mùa, tôi sẽ bảo thợ gặt: Hãy gom cỏ lùng lại, bó thành bó mà đốt đi, còn lúa, thì hãy thu vào kho lẫm cho tôi’.”
Đó là lời Chúa
Mỗi Tuần Sống Một Câu Lời Chúa (CN 17 TN)
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
16:03 25/07/2025
CHÚA NHẬT 17 THƯỜNG NIÊN
Tin mừng: Lc 11, 1-13
“Anh em cứ xin thì sẽ được”
Bạn thân mến,
Con người ta càng ngày càng có nhiều nhu cầu, nên càng có nhiều phát minh để đáp ứng nhu cầu, nhưng tất cả những nhu cầu ấy không những làm cho cuộc sống của con người thăng tiến, mà còn phải giúp cho cuộc sống tâm linh của chúng ta tiến triển, bằng không, những nhu cầu ấy như những cây gai rậm rạp che khuất và làm ngộp thở đức tin của chúng ta.
Có những người nghèo đến gõ cửa người nhà giàu nhưng cánh cửa vẫn vô tri vô giác không nhúc nhích, mặc dù chủ nhân của nó là người có địa vị cao trong xã hội; có những người bệnh nghèo đến gõ cửa bệnh viện nhưng được câu trả lời của cô y tá phòng trực: hôm nay bác sĩ bận tiếp khách; có những em bé nghèo đi gõ từng bàn ăn của thực khách trong quán cơm, để xin miếng cơm thừa nhưng bị chủ quán cầm roi quát mắng đuổi đi, đó là những thực tại có thật xảy ra hằng ngày trong cuộc sống mà bạn và tôi đã thấy.
Và có những lúc bạn và tôi –người Ki-tô hữu- gõ cửa mà Đức Chúa Giê-su không mở cửa, bởi vì chúng ta đã không mở cửa cho anh em; có những lúc bạn và tôi cầu xin mà không được, là bởi vì chúng ta không mở cửa cho tha nhân; có những lúc chúng ta tìm mà không gặp vì chúng ta không mở cửa cho người hoạn nạn đau khổ.v.v…
Gõ cửa là dấu hiệu có người đến nhà và cũng là tiếng của Đức Chúa Giê-su kêu gọi chúng ta, Ngài, vị Thiên Chúa mà chúng ta đang tiếp đón trong thân phận người ăn mày gõ cửa, sẽ làm cho hành động mở cửa của chúng ta có giá trị hơn, đó là không những Ngài bước vào trong nhà, mà còn bước vào trong tâm hồn của chúng ta, để trong thân phận người nghèo, người bệnh hoạn, Ngài xin chúng ta rộng lòng giúp đỡ, và trong thân phận của một vị Thiên Chúa, Ngài ban ơn cho chúng ta khi chúng ta mở cửa đón tiếp tha nhân.
Gõ cửa là hành động của hy vọng và tín nhiệm, khi cầu xin với Thiên Chúa là chúng ta đã gõ cửa lòng nhân ái của Ngài với yêu thương và tin tưởng của chúng ta. Cũng vậy, khi người nghèo, người bất hạnh, người cô thế hoặc bất cứ người nào chăng nữa gõ cửa nhà chúng ta, là họ đã tin và hy vọng rằng chúng ta sẽ giúp đỡ họ trong cơn hoạn nạn.
Thiên Chúa sẽ không mở cửa thiên đàng cho chúng ta nếu chúng ta không mở cửa nhà mình để tiếp đón tha nhân; Thiên Chúa cũng sẽ không mở kho tàng ân sủng cho chúng ta, nếu chúng ta không chia sẻ với tha nhân những gì mình đã nhận được từ Thiên Chúa.
Bạn thân mến,
Mỗi ngày trong cuộc sống, bạn và tôi đã mở cửa nhà ban sáng và đóng lại vào ban đêm, chúng ta mở cửa để bắt đầu hòa vào cuộc sống với mọi người trong xã hội: người đi làm, kẻ thì đi học, người khác lại đi chơi. Nhà chúng ta cửa đã mở, nhưng tâm hồn chúng ta vẫn chưa mở ra để đón nhận tha nhân vào một ngăn nào đó trong tâm hồn của mình, như Thiên Chúa đã đón nhận chúng ta vào trong tình yêu của Ngài.
Chúng ta gõ cửa kêu cầu với Thiên Chúa nhưng lại không mở cửa với tha nhân; chúng ta tìm Thiên Chúa khắp nơi nhưng Ngài đang đứng trước mặt và đứng bên cạnh chúng ta mà chúng ta không muốn thấy; chúng ta lớn tiếng đọc kinh cầu nguyện để Thiên Chúa nghe được lòng thành của mình, nhưng lại giả điếc trước lời kêu cứu của người nghèo…
Đức Chúa Giê-su mời gọi chúng ta mở lòng mình trước với tha nhân rồi sau đó hãy đến gõ cửa với Ngài, đó là ý chính của bài Tin Mừng hôm nay vậy…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Tin mừng: Lc 11, 1-13
“Anh em cứ xin thì sẽ được”
Bạn thân mến,
Con người ta càng ngày càng có nhiều nhu cầu, nên càng có nhiều phát minh để đáp ứng nhu cầu, nhưng tất cả những nhu cầu ấy không những làm cho cuộc sống của con người thăng tiến, mà còn phải giúp cho cuộc sống tâm linh của chúng ta tiến triển, bằng không, những nhu cầu ấy như những cây gai rậm rạp che khuất và làm ngộp thở đức tin của chúng ta.
Có những người nghèo đến gõ cửa người nhà giàu nhưng cánh cửa vẫn vô tri vô giác không nhúc nhích, mặc dù chủ nhân của nó là người có địa vị cao trong xã hội; có những người bệnh nghèo đến gõ cửa bệnh viện nhưng được câu trả lời của cô y tá phòng trực: hôm nay bác sĩ bận tiếp khách; có những em bé nghèo đi gõ từng bàn ăn của thực khách trong quán cơm, để xin miếng cơm thừa nhưng bị chủ quán cầm roi quát mắng đuổi đi, đó là những thực tại có thật xảy ra hằng ngày trong cuộc sống mà bạn và tôi đã thấy.
Và có những lúc bạn và tôi –người Ki-tô hữu- gõ cửa mà Đức Chúa Giê-su không mở cửa, bởi vì chúng ta đã không mở cửa cho anh em; có những lúc bạn và tôi cầu xin mà không được, là bởi vì chúng ta không mở cửa cho tha nhân; có những lúc chúng ta tìm mà không gặp vì chúng ta không mở cửa cho người hoạn nạn đau khổ.v.v…
Gõ cửa là dấu hiệu có người đến nhà và cũng là tiếng của Đức Chúa Giê-su kêu gọi chúng ta, Ngài, vị Thiên Chúa mà chúng ta đang tiếp đón trong thân phận người ăn mày gõ cửa, sẽ làm cho hành động mở cửa của chúng ta có giá trị hơn, đó là không những Ngài bước vào trong nhà, mà còn bước vào trong tâm hồn của chúng ta, để trong thân phận người nghèo, người bệnh hoạn, Ngài xin chúng ta rộng lòng giúp đỡ, và trong thân phận của một vị Thiên Chúa, Ngài ban ơn cho chúng ta khi chúng ta mở cửa đón tiếp tha nhân.
Gõ cửa là hành động của hy vọng và tín nhiệm, khi cầu xin với Thiên Chúa là chúng ta đã gõ cửa lòng nhân ái của Ngài với yêu thương và tin tưởng của chúng ta. Cũng vậy, khi người nghèo, người bất hạnh, người cô thế hoặc bất cứ người nào chăng nữa gõ cửa nhà chúng ta, là họ đã tin và hy vọng rằng chúng ta sẽ giúp đỡ họ trong cơn hoạn nạn.
Thiên Chúa sẽ không mở cửa thiên đàng cho chúng ta nếu chúng ta không mở cửa nhà mình để tiếp đón tha nhân; Thiên Chúa cũng sẽ không mở kho tàng ân sủng cho chúng ta, nếu chúng ta không chia sẻ với tha nhân những gì mình đã nhận được từ Thiên Chúa.
Bạn thân mến,
Mỗi ngày trong cuộc sống, bạn và tôi đã mở cửa nhà ban sáng và đóng lại vào ban đêm, chúng ta mở cửa để bắt đầu hòa vào cuộc sống với mọi người trong xã hội: người đi làm, kẻ thì đi học, người khác lại đi chơi. Nhà chúng ta cửa đã mở, nhưng tâm hồn chúng ta vẫn chưa mở ra để đón nhận tha nhân vào một ngăn nào đó trong tâm hồn của mình, như Thiên Chúa đã đón nhận chúng ta vào trong tình yêu của Ngài.
Chúng ta gõ cửa kêu cầu với Thiên Chúa nhưng lại không mở cửa với tha nhân; chúng ta tìm Thiên Chúa khắp nơi nhưng Ngài đang đứng trước mặt và đứng bên cạnh chúng ta mà chúng ta không muốn thấy; chúng ta lớn tiếng đọc kinh cầu nguyện để Thiên Chúa nghe được lòng thành của mình, nhưng lại giả điếc trước lời kêu cứu của người nghèo…
Đức Chúa Giê-su mời gọi chúng ta mở lòng mình trước với tha nhân rồi sau đó hãy đến gõ cửa với Ngài, đó là ý chính của bài Tin Mừng hôm nay vậy…
Xin Thiên Chúa chúc lành cho chúng ta.
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
-----------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Cầu nguyện : Chuyện Chúa chuyện người
Lm Nguyễn Xuân Trường
16:23 25/07/2025
CẦU NGUYỆN: CHUYỆN CHÚA CHUYỆN NGƯỜI
Đời sống tôn giáo gắn liền với việc cầu nguyện. Nhưng cầu nguyện là gì? Có phải là cầu khấn thần linh ban lợi lộc cho mình? Lời Chúa hôm nay mở ra cho ta một chân trời khác: Cầu nguyện là sống tương quan với Chúa là Cha và kiên tâm cầu xin cho người khác. Cầu nguyện không phải là trao danh sách nhu cầu của mình cho Chúa, mà là mở lòng mình cho thánh ý Chúa đi vào.
1. CAO SÂU. Chúa Giêsu dạy các môn đệ khi cầu nguyện hãy gọi Chúa là Cha. Đây là lời kinh có tính cách mạng về tương quan giữa con người với Thiên Chúa: không còn là khoảng cách lạnh lùng giữa thụ tạo mọn hèn với thần linh cao xa, mà là tương quan thân tình gần gũi Cha-con. Vì thế, cầu nguyện là bước vào mối thân tình với Chúa là cha để Người dẫn dắt cuộc đời ta. Đó là lý do tại sao lời cầu nguyện đầu tiên Chúa dạy không phải là “xin cho con”, mà là: “Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện” nơi con và cả vũ trụ này. Cầu nguyện không bắt đầu từ nhu cầu của con người, mà từ vinh quang của Thiên Chúa – đó là chiều kích cao sâu của cầu nguyện.
2. DÀI RỘNG. Qua dụ ngôn người bạn nửa đêm lặn lội đi xin bánh, Chúa Giêsu chỉ rõ chiều kích dài rộng của cầu nguyện: kiên trì cầu nguyện và cầu cho người khác. Bài đọc I cũng kể chuyện Apraham đã cầu cho dân thành Xơ-đôm tội lỗi, chứ không cho mình. Như thế, cầu nguyện là lúc giúp ta thoát khỏi giới hạn ích kỷ của bản thân để mở ra với tha nhân. Cầu nguyện là xin Chúa mở lòng ta hướng tới người khác.
Quả thật, cầu nguyện không phải là cầu xin Chúa làm theo ý mình, nhưng là mở lòng mình vươn cao lên thánh ý Chúa, và mở rộng liên đới với người xung quanh. Cầu nguyện không làm cho Chúa thay đổi, nhưng làm cho lòng ta được biến đổi để giống Chúa hơn. Amen.
Đời sống tôn giáo gắn liền với việc cầu nguyện. Nhưng cầu nguyện là gì? Có phải là cầu khấn thần linh ban lợi lộc cho mình? Lời Chúa hôm nay mở ra cho ta một chân trời khác: Cầu nguyện là sống tương quan với Chúa là Cha và kiên tâm cầu xin cho người khác. Cầu nguyện không phải là trao danh sách nhu cầu của mình cho Chúa, mà là mở lòng mình cho thánh ý Chúa đi vào.
1. CAO SÂU. Chúa Giêsu dạy các môn đệ khi cầu nguyện hãy gọi Chúa là Cha. Đây là lời kinh có tính cách mạng về tương quan giữa con người với Thiên Chúa: không còn là khoảng cách lạnh lùng giữa thụ tạo mọn hèn với thần linh cao xa, mà là tương quan thân tình gần gũi Cha-con. Vì thế, cầu nguyện là bước vào mối thân tình với Chúa là cha để Người dẫn dắt cuộc đời ta. Đó là lý do tại sao lời cầu nguyện đầu tiên Chúa dạy không phải là “xin cho con”, mà là: “Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện” nơi con và cả vũ trụ này. Cầu nguyện không bắt đầu từ nhu cầu của con người, mà từ vinh quang của Thiên Chúa – đó là chiều kích cao sâu của cầu nguyện.
2. DÀI RỘNG. Qua dụ ngôn người bạn nửa đêm lặn lội đi xin bánh, Chúa Giêsu chỉ rõ chiều kích dài rộng của cầu nguyện: kiên trì cầu nguyện và cầu cho người khác. Bài đọc I cũng kể chuyện Apraham đã cầu cho dân thành Xơ-đôm tội lỗi, chứ không cho mình. Như thế, cầu nguyện là lúc giúp ta thoát khỏi giới hạn ích kỷ của bản thân để mở ra với tha nhân. Cầu nguyện là xin Chúa mở lòng ta hướng tới người khác.
Quả thật, cầu nguyện không phải là cầu xin Chúa làm theo ý mình, nhưng là mở lòng mình vươn cao lên thánh ý Chúa, và mở rộng liên đới với người xung quanh. Cầu nguyện không làm cho Chúa thay đổi, nhưng làm cho lòng ta được biến đổi để giống Chúa hơn. Amen.
Nhìn xa trông rộng
Lm Minh Anh
16:25 25/07/2025
TRÔNG RỘNG NHÌN XA
“Nước Trời giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình!”.
Ed. Steichen, 16 tuổi, mua một máy ảnh, chụp 50 bức. Chỉ một bức nổi bật, “Em Gái Bên Chiếc Piano”. Cha cậu cho đó là một ‘buổi diễn’ kém; nhưng bà mẹ khẳng định, “Bức ảnh đẹp đến mức bù cho 49 lần thất bại!”. Lời cô đã giúp cậu gắn bó suốt đời với sở thích. Tầm nhìn xa trông rộng của cô phát hiện tài năng của một nhiếp ảnh gia tầm cỡ thế giới!
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay nói đến tầm ‘nhìn xa trông rộng’ của một Chủ Mùa. Chúa Giêsu mở đầu, “Người kia gieo giống tốt trong ruộng mình!”. Tuy nhiên, cỏ lùng cũng sớm xuất hiện, gia nhân muốn nhổ cỏ; chủ bảo, “Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt!”.
Thiên Chúa muốn chúng ta lạc quan, trân trọng và hy vọng để nhận ra điều tốt đang âm thầm phát triển trong các lãnh vực của thế giới và Giáo Hội. Điều lành được gieo, Tin Mừng được gieo… thật đáng để vui mừng! “Những hạt giống của điều thiện không ngừng được gieo quanh ta, thường bị bỏ qua, nhưng vẫn lặng lẽ lớn lên thành điều gì đó thật đẹp!” - Joyce Rupp.
Thế nhưng, dụ ngôn sớm chỉ ra rằng, “Kẻ thù đã đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa”; và chúng cũng đã bén rễ và lớn lên. Dẫu thế, người gieo, vẫn chỉ tập trung vào lúa và ngày mùa; điều đó muốn nói, Thiên Chúa vẫn kiên định, hướng về vụ gặt, bất chấp điều xấu. “Thế gian không phải là nơi hỗn loạn để trốn chạy, mà là cánh đồng để vun xới!” - Madeleine Delbrêl. Ngay cả khi cỏ lùng xuất hiện, người môn đệ vẫn được mời gọi cộng tác với Thiên Chúa trong việc chăm sóc lúa.
Đây là một mô tả hiển nhiên về thế giới; trong đó, nhiều Kitô hữu đã nghe Lời Chúa, đã đáp lại - cùng lúc - phải đấu tranh với những man trá của kẻ ác. Ở đó, chia rẽ và nhiều tiếng nói cạnh tranh là điều hiển nhiên. Thật khó để có thể phân biệt đâu là Lời của Chúa, đâu là lời gian dối của kẻ ác - cỏ lùng là một loại cỏ giống hệt lúa mì. Vậy mà Chủ Mùa chỉ quan tâm đến lúa, đến ngày mùa! “Cái ác đôi khi ngụy trang khéo đến mức giống như điều thiện, và điều thiện lại khiêm tốn đến mức trông như chẳng có gì quan trọng!” - Blaise Pascal. Sự lẫn lộn không nằm ở mắt nhìn, mà ở chiều sâu của trái tim - nơi phân định chân thật.
Anh Chị em,
“Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt!”. Hãy học cách xử thế của Ông Chủ luôn ‘trông rộng nhìn xa’; không bỏ qua cái ác, nhưng cũng không quá lo lắng về nó! Hãy để tâm đến việc chăm sóc lúa và hướng tới “Mùa Gặt” mà trong khoảnh khắc, Chủ Mùa sẽ phân loại điều tốt khỏi điều xấu dù nó có thể không rõ ràng ở đây, lúc này. Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta, Ngài ở cùng chúng ta, Ngài ký kết giao ước với chúng ta bằng máu Con Một của Ngài, “Đây là máu giao ước Đức Chúa đã lập với anh em” - bài đọc một. Bấy giờ, chúng ta chỉ biết dâng lời tạ ơn Ngài, “Hãy tiến dâng Thiên Chúa lời tạ ơn làm hy lễ!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con có một tầm nhìn của Chúa, phát hiện sự xuất sắc giữa các thất bại! Biết vun trồng điều lành, đợi “Ngày Mùa” và tiếp tục gieo!”, Amen.
(Tgp. Huế)
“Nước Trời giống như người kia gieo giống tốt trong ruộng mình!”.
Ed. Steichen, 16 tuổi, mua một máy ảnh, chụp 50 bức. Chỉ một bức nổi bật, “Em Gái Bên Chiếc Piano”. Cha cậu cho đó là một ‘buổi diễn’ kém; nhưng bà mẹ khẳng định, “Bức ảnh đẹp đến mức bù cho 49 lần thất bại!”. Lời cô đã giúp cậu gắn bó suốt đời với sở thích. Tầm nhìn xa trông rộng của cô phát hiện tài năng của một nhiếp ảnh gia tầm cỡ thế giới!
Kính thưa Anh Chị em,
Lời Chúa hôm nay nói đến tầm ‘nhìn xa trông rộng’ của một Chủ Mùa. Chúa Giêsu mở đầu, “Người kia gieo giống tốt trong ruộng mình!”. Tuy nhiên, cỏ lùng cũng sớm xuất hiện, gia nhân muốn nhổ cỏ; chủ bảo, “Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt!”.
Thiên Chúa muốn chúng ta lạc quan, trân trọng và hy vọng để nhận ra điều tốt đang âm thầm phát triển trong các lãnh vực của thế giới và Giáo Hội. Điều lành được gieo, Tin Mừng được gieo… thật đáng để vui mừng! “Những hạt giống của điều thiện không ngừng được gieo quanh ta, thường bị bỏ qua, nhưng vẫn lặng lẽ lớn lên thành điều gì đó thật đẹp!” - Joyce Rupp.
Thế nhưng, dụ ngôn sớm chỉ ra rằng, “Kẻ thù đã đến gieo cỏ lùng vào ngay giữa lúa”; và chúng cũng đã bén rễ và lớn lên. Dẫu thế, người gieo, vẫn chỉ tập trung vào lúa và ngày mùa; điều đó muốn nói, Thiên Chúa vẫn kiên định, hướng về vụ gặt, bất chấp điều xấu. “Thế gian không phải là nơi hỗn loạn để trốn chạy, mà là cánh đồng để vun xới!” - Madeleine Delbrêl. Ngay cả khi cỏ lùng xuất hiện, người môn đệ vẫn được mời gọi cộng tác với Thiên Chúa trong việc chăm sóc lúa.
Đây là một mô tả hiển nhiên về thế giới; trong đó, nhiều Kitô hữu đã nghe Lời Chúa, đã đáp lại - cùng lúc - phải đấu tranh với những man trá của kẻ ác. Ở đó, chia rẽ và nhiều tiếng nói cạnh tranh là điều hiển nhiên. Thật khó để có thể phân biệt đâu là Lời của Chúa, đâu là lời gian dối của kẻ ác - cỏ lùng là một loại cỏ giống hệt lúa mì. Vậy mà Chủ Mùa chỉ quan tâm đến lúa, đến ngày mùa! “Cái ác đôi khi ngụy trang khéo đến mức giống như điều thiện, và điều thiện lại khiêm tốn đến mức trông như chẳng có gì quan trọng!” - Blaise Pascal. Sự lẫn lộn không nằm ở mắt nhìn, mà ở chiều sâu của trái tim - nơi phân định chân thật.
Anh Chị em,
“Cứ để cả hai cùng lớn lên cho tới mùa gặt!”. Hãy học cách xử thế của Ông Chủ luôn ‘trông rộng nhìn xa’; không bỏ qua cái ác, nhưng cũng không quá lo lắng về nó! Hãy để tâm đến việc chăm sóc lúa và hướng tới “Mùa Gặt” mà trong khoảnh khắc, Chủ Mùa sẽ phân loại điều tốt khỏi điều xấu dù nó có thể không rõ ràng ở đây, lúc này. Chúa không bao giờ bỏ rơi chúng ta, Ngài ở cùng chúng ta, Ngài ký kết giao ước với chúng ta bằng máu Con Một của Ngài, “Đây là máu giao ước Đức Chúa đã lập với anh em” - bài đọc một. Bấy giờ, chúng ta chỉ biết dâng lời tạ ơn Ngài, “Hãy tiến dâng Thiên Chúa lời tạ ơn làm hy lễ!” - Thánh Vịnh đáp ca.
Chúng ta có thể cầu nguyện,
“Lạy Chúa, cho con có một tầm nhìn của Chúa, phát hiện sự xuất sắc giữa các thất bại! Biết vun trồng điều lành, đợi “Ngày Mùa” và tiếp tục gieo!”, Amen.
(Tgp. Huế)
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Đức Giáo Hoàng Leo XIV: Người di cư tị nạn là các nhà truyền giáo của sứ điệp hy vọng.
Vũ Văn An
14:44 25/07/2025

Charles Collins, giám đốc điều hành của tạp chí Crux, ngày 25 tháng 7, 2025, tường trình: Đức Giáo Hoàng Leo XIV nói rằng người di cư và người tị nạn “là những sứ giả của hy vọng” trong một thế giới u ám bởi chiến tranh và bất công, “ngay cả khi mọi thứ dường như đã mất hết”.
Trong thông điệp nhân Ngày Di cư và Tị nạn Thế giới lần thứ 111 – diễn ra vào ngày 4-5 tháng 10 – Đức Giáo Hoàng lưu ý rằng “bối cảnh hoàn cầu hiện nay đang bị ảnh hưởng bởi chiến tranh, bạo lực, bất công và các hiện tượng thời tiết cực đoan, buộc hàng triệu người phải rời bỏ quê hương để tìm kiếm nơi ẩn náu ở nơi khác”.
Biến cố này được thành lập vào năm 1914 và thường diễn ra vào cuối tuần cuối cùng của tháng 9, nhưng năm nay diễn ra vào cuối tuần đầu tiên của tháng 10 do các biến cố của Năm Thánh 2025, với chủ đề "Người di cư, những nhà truyền giáo của hy vọng".
Trong tuyên bố được đưa ra vào ngày 25 tháng 7, Đức Giáo Hoàng Leo XIII cho biết xu hướng phổ biến là chăm lo cho lợi ích của các cộng đồng hạn hẹp "đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với việc chia sẻ trách nhiệm, hợp tác đa phương, theo đuổi lợi ích chung và tình liên đới hoàn cầu vì lợi ích của toàn thể gia đình nhân loại".
Ngài nói thêm: "Viễn cảnh về một cuộc chạy đua vũ trang mới và sự phát triển của các loại vũ khí mới, bao gồm cả vũ khí hạt nhân, việc thiếu cân nhắc đến những tác hại của cuộc khủng hoảng khí hậu đang diễn ra, và tác động của bất bình đẳng kinh tế sâu xa khiến những thách thức của hiện tại và tương lai ngày càng trở nên khó khăn hơn".
Theo Cao ủy Liên hiệp quốc về Người tị nạn, có 123.2 triệu người di cư cưỡng bức trên thế giới vào cuối năm 2024. Cơ quan này cũng cho biết ước tính có 49 triệu người (40%) là trẻ em dưới 18 tuổi.
Các quốc gia hàng đầu nơi người tị nạn phát xuất là Venezuela (6.2 triệu), Syria (6 triệu), Afghanistan (5.8 triệu), Ukraine (5.1 triệu) và Nam Sudan (2.3 triệu). Trong khi đó, các quốc gia tiếp nhận người tị nạn hàng đầu là Iran (3.5 triệu), Thổ Nhĩ Kỳ (2.9 triệu), Colombia (2.8 triệu), Đức (2.7 triệu) và Uganda (1.8 triệu).
Đức Giáo Hoàng Leo XIII cho biết, khi đối diện với những viễn cảnh đáng sợ và khả năng tàn phá hoàn cầu, "điều quan trọng là phải có một khát vọng ngày càng lớn trong lòng mọi người về một tương lai hòa bình và tôn trọng phẩm giá của tất cả mọi người."
Ngài nói: "Hơn nữa, việc tìm kiếm hạnh phúc, và viễn cảnh tìm thấy nó bên ngoài quê hương của mình, chắc chắn là một trong những động lực chính thúc đẩy sự di cư của con người ngày nay".
Đức Giáo Hoàng cho biết mối liên hệ giữa di cư và hy vọng "rõ ràng" trong nhiều trải nghiệm di cư đương thời. Đức Leo nói: “Nhiều người di cư, người tị nạn và người di tản là những chứng nhân đặc ân của hy vọng. Thật vậy, họ thể hiện điều này hàng ngày qua khả năng phục hồi và niềm tin vào Thiên Chúa, khi họ đối diện với nghịch cảnh trong khi tìm kiếm một tương lai trong đó họ thoáng thấy sự phát triển toàn diện của con người và hạnh phúc là điều có thể”.
Ngài nói rằng “lòng can đảm và sự bền bỉ” của những người tị nạn “là minh chứng anh hùng cho một đức tin nhìn xa hơn những gì mắt chúng ta có thể thấy và cho họ sức mạnh để thách thức cái chết trên các tuyến đường di cư hiện đại khác nhau”.
Đức Giáo Hoàng nói: “Ở đây, chúng ta cũng có thể tìm thấy một sự tương đồng rõ ràng với kinh nghiệm của dân Israel lang thang trong sa mạc, những người đã đối diện với mọi nguy hiểm trong khi tin tưởng vào sự che chở của Thiên Chúa: ‘Người sẽ giải thoát bạn khỏi lưới chim và khỏi ôn dịch chết người; Người sẽ che chở bạn bằng đôi cánh của Người, và dưới cánh Người, bạn sẽ tìm được nơi ẩn náu; lòng thành tín của Người là khiên thuẫn. Bạn sẽ không sợ nỗi kinh hoàng ban đêm, hay mũi tên bay ban ngày, hay ôn dịch rình rập trong bóng tối, hay sự tàn phá tàn khốc giữa ban trưa’.
Ngài nói tiếp: “Người di cư và người tị nạn nhắc nhở Giáo hội về chiều kích hành hương của mình, luôn hành trình hướng về quê hương cuối cùng, được nâng đỡ bởi niềm hy vọng, một nhân đức đối thần”.
Ngài nói thêm: “Một cách đặc biệt, người di cư và người tị nạn Công Giáo có thể trở thành những nhà truyền giáo hy vọng tại các quốc gia chào đón họ, mở ra những con đường đức tin mới ở những nơi sứ điệp của Chúa Giêsu Kitô chưa đến hoặc khởi xướng đối thoại liên tôn dựa trên cuộc sống thường nhật và việc tìm kiếm các giá trị chung. Với lòng nhiệt thành và sức sống tinh thần của mình, họ có thể giúp hồi sinh các cộng đồng giáo hội đang trở nên cứng ngắc và nặng nề, nơi sự sa mạc hóa tinh thần đang tiến triển với tốc độ đáng báo động”.
Ngài cho hay: “Vì vậy, sự hiện diện của họ nên được nhìn nhận và trân trọng như một phúc lành thiêng liêng đích thực, một cơ hội để mở lòng đón nhận ân sủng của Thiên Chúa, Đấng ban năng lực và hy vọng mới cho Giáo hội của Người: ‘Anh em đừng quên tỏ lòng hiếu khách, vì nhờ vậy, có những người đã tiếp đón các thiên thần mà không biết’ [Hr 13:2]”.
Đức Leo giải thích “Đồng thời, các cộng đồng chào đón họ cũng có thể là một chứng nhân sống động cho hy vọng, một chứng nhân được hiểu như lời hứa về một hiện tại và một tương lai, nơi mà phẩm giá của tất cả mọi người là con cái của Thiên Chúa được công nhận. Theo cách này, người di cư và người tị nạn được công nhận là anh chị em, là một phần của gia đình nơi họ có thể thể hiện tài năng của mình và tham gia đầy đủ vào đời sống cộng đồng”.
Đức Giáo Hoàng Lêô XIV nói sứ mệnh truyền giáo thuộc về tất cả những người đã chịu phép rửa
Vũ Văn An
15:04 25/07/2025

Charles Collins, giám đốc điều hành của tạp chí Crux, ngày 25 tháng 7, 2025, tường trình: Đức Giáo Hoàng Lêô XIV nói rằng tất cả các Kitô hữu được kêu gọi bước vào “sự năng động của sứ mệnh và đối diện với những thách thức của công cuộc truyền giảng tin mừng”.
Hôm thứ Sáu, ngài đã nói chuyện với hai nhóm – một nhóm là các thành viên của khóa đào tạo các nhà đào tạo chủng viện và nhóm còn lại là những người tham dự Tổng Công Hội của Dòng Anh Em Xaverian – mà Đức Giáo Hoàng thừa nhận “chắc chắn là hai sự kiện khác nhau”.
Đức Giáo Hoàng nói rằng lời Chúa kêu gọi trở thành những nhà truyền giáo “đòi hỏi tất cả chúng ta, cả những thừa tác viên thụ phong lẫn giáo dân, một sự đào tạo vững chắc và toàn diện, không chỉ giới hạn ở kiến thức chuyên môn, mà phải hướng đến việc biến đổi nhân tính và linh đạo của chúng ta để chúng phản ảnh Tin Mừng, và để chúng ta có ‘cùng một tâm trí’ như Chúa Giêsu Kitô.”
Đức Giáo Hoàng nói: “Gần đây, Bộ Giáo sĩ đã tổ chức một cuộc họp quốc tế dành riêng cho các linh mục với chủ đề ‘Linh mục Vui mừng’. Chúng ta có thể nói thêm rằng việc được khơi dậy bởi niềm vui Tin Mừng không chỉ dành cho các linh mục, mà còn cho tất cả mọi người, và vì vậy chúng ta có thể nói về những Kitô hữu hạnh phúc, những môn đệ hạnh phúc và những nhà truyền giáo hạnh phúc. Nếu niềm hy vọng này không chỉ là một khẩu hiệu suông, thì việc đào tạo là điều thiết yếu. Thật vậy, ‘ngôi nhà’ của cuộc đời và hành trình ơn gọi của chúng ta, dù là linh mục hay giáo dân, cần phải được xây dựng trên ‘đá’ [x. Mt 7:24-25], nghĩa là trên những nền tảng vững chắc để đối diện với những cơn bão tố nhân bản và tâm linh mà ngay cả cuộc sống của các Kitô hữu, linh mục và nhà truyền giáo cũng không tránh khỏi. Làm sao chúng ta có thể xây dựng ngôi nhà của mình trên đá?”.
Ngài nói rằng các nhà truyền giáo trước hết phải vun đắp tình bạn với Chúa Giêsu.
Đức Giáo Hoàng nói: “Đây là nền tảng của ngôi nhà, phải nằm ở trung tâm của mọi ơn gọi và sứ mệnh tông đồ. Chúng ta cần đích thân cảm nghiệm sự gần gũi của Thầy; biết rằng chúng ta đã được Chúa nhìn thấy, yêu thương và chọn lựa bằng ân sủng thuần túy và không cần công trạng của chúng ta, bởi vì trên hết, chính kinh nghiệm bản thân của chúng ta sẽ thể hiện trong sứ vụ của mình. Hơn nữa, khi chúng ta đào tạo người khác trong đời sống linh mục và, theo ơn gọi riêng của mình, loan báo Tin Mừng tại các vùng đất truyền giáo, trước hết chúng ta tỏa sáng kinh nghiệm bản thân về tình bạn với Chúa Kitô, điều này chiếu tỏa qua cách sống, thái độ, nhân tính và khả năng sống các mối quan hệ lành mạnh của chúng ta”.
Đức Leo nói rằng các nhà đào tạo, và những người chịu trách nhiệm về họ, không được quên rằng chính họ đang trên hành trình hoán cải Tin Mừng liên tục.
Đức Giáo Hoàng nói: “Đồng thời, các nhà truyền giáo không được quên rằng họ luôn là những người đầu tiên đón nhận Tin Mừng, những người đầu tiên được truyền giảng tin mừng. Điều này có nghĩa là chúng ta phải liên tục hoàn thiện bản thân. Cần có một nỗ lực đồng bộ để nhìn vào trái tim mình để thấy những bóng tối và vết thương in hằn trên chúng ta, và sau đó có can đảm từ bỏ mặt nạ của mình và vun đắp một tình bạn thân thiết với Chúa Kitô. Bằng cách này, chúng ta sẽ để mình được biến đổi bởi đời sống Tin Mừng và trở thành những môn đệ truyền giáo đích thực”.
Đức Leo cũng kêu gọi các nhà truyền giáo chia sẻ sứ mệnh với tất cả những người đã chịu phép rửa. Ngài nói: “Trong những thế kỷ đầu của Giáo hội, tất cả các tín hữu thường trở nên giống như những tông đồ truyền giáo và dấn thân vào công cuộc truyền giảng tin mừng. Thừa tác vụ thụ phong là để phục vụ sứ mệnh chung này của tất cả mọi người”.
Ngài nói tiếp: “Hôm nay, chúng ta cảm thấy mạnh mẽ rằng chúng ta phải quay trở lại với sự tham gia này của tất cả những người đã chịu phép rửa trong việc làm chứng và loan báo Tin Mừng”.
Đức Leo nói thêm: “Đồng thời, tôi muốn nói với các nhà đào tạo rằng các linh mục cũng phải được đào tạo về điều này, không được nghĩ mình là những người lãnh đạo đơn độc, cũng không được sống thừa tác vụ thụ phong với cảm giác mình là người vượt trội”.
Theo ngài, “Chúng ta cần những linh mục có khả năng nhận ra và trân trọng nơi giáo dân ân sủng của Bí tích Rửa tội và các đặc sủng phát sinh từ đó, thậm chí có thể giúp họ mở lòng đón nhận những ân sủng này và sau đó tìm thấy lòng can đảm và nhiệt huyết để dấn thân phục vụ đời sống của Giáo hội và xã hội”.
Kỷ niệm 1700 Công đồng Nicaea: Đức Giáo Hoàng Lêô, tìm kiếm sự thống nhất, và từ đây chúng ta sẽ đi về đâu
Thanh Quảng sdb
15:26 25/07/2025
Kỷ niệm 1700 Công đồng Nicaea: Đức Giáo Hoàng Lêô, tìm kiếm sự thống nhất, và từ đây chúng ta sẽ đi về đâu…

Ella Doroshchenko (Ateleia)
Đức Giáo Hoàng Lêô: Công đồng Nicaea không chỉ là một sự kiện của quá khứ mà còn là một kim chỉ nam phải tiếp tục dẫn dắt chúng ta...
Ngày chính xác của Công đồng Nicaea vẫn còn đang được tranh luận. Tuy nhiên, ngày 20 tháng 5 được kỷ niệm là ngày khai mạc và ngày 25 tháng 7 là ngày bế mạc.
Chúng ta biết rằng Công đồng được khai mạc vào cuối mùa xuân và kết thúc vào mùa hè, vào tháng 7 hoặc tháng 8 năm 325, tại thành phố Iznik, ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ.
Hoàng đế Constantine là người triệu tập Công đồng.
Giáo hoàng Sylvester I (giáo hoàng từ năm 314 đến năm 335) được đại diện bởi các đại biểu. Theo truyền thống, có 318 giám mục tham dự (tìm hiểu lý do tại sao lại có con số này tại đây), vì vậy các giáo hội Kitô giáo coi đây là công đồng chung đầu tiên - được gọi là "đại kết" chính xác vì nó quy tụ oikoumene (tiếng Hy Lạp), tức là toàn thể nhân loại trên trái đất.
Việc kỷ niệm Công đồng này rất quan trọng vì nó được tổ chức vào thời điểm Kitô giáo thống nhất (tức là trước cuộc Đại ly giáo năm 1054 chia cắt Đông phương (Chính thống giáo) và Tây phương, và trước cuộc Cải cách).
Chuyến đi của Giáo hoàng đến Nicaea
Giáo hoàng Phanxicô đã lên kế hoạch đi Thổ Nhĩ Kỳ để kỷ niệm ngày này với Thượng phụ Chính thống giáo Bartholomew. Ngày chính thức của chuyến đi chưa bao giờ được công bố, nhưng dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 5 năm 2025. Tuy nhiên, với việc Đức Phanxicô qua đời vào tháng 4, những ngày này đã phải hoãn lại.
Trong cuộc gặp gỡ với giới truyền thông ngày 12 tháng 5 ngay sau khi đắc cử, Đức Giáo Hoàng Lêô đã khẳng định rằng ngài dự định sẽ tiếp tục các kế hoạch của Đức Phanxicô.
Ngài đã nhắc lại điều này kể từ đó, kể cả gần đây nhất là vào ngày 17 tháng 7, khi ngài gặp gỡ một đoàn hành hương gồm các tín hữu Chính Thống giáo và Công Giáo Hoa Kỳ tại Castel Gandolfo.
Nỗ lực vì sự hiệp nhất
Điều có thể khẳng định về Đức Giáo Hoàng Lêô, dựa trên phương châm của ngài, là ngài là một vị Giáo hoàng của sự hiệp nhất.
Trong đêm canh thức mừng lễ Thánh Phêrô và Phaolô, ngài đã nói về ý định của mình liên quan đến việc nỗ lực vì sự hiệp nhất với các Giáo hội Chính thống giáo:
“Khi tôi nhìn lại với lòng biết ơn về những tiến bộ đã đạt được cho đến nay, tôi xin cam đoan với các bạn rằng tôi mong muốn kiên trì trong nỗ lực khôi phục sự hiệp thông hữu hình trọn vẹn giữa các Giáo hội của chúng ta." Ngài đã nói điều này với một phái đoàn từ Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople, do Đức Thượng phụ Chính thống giáo Bartholomew cử đến.
Ngài đã nói về vai trò của Công đồng Nicaea trong việc định hình Giáo hội tương lai. Ngày 7 tháng 6, ngài đã có bài phát biểu tại hội nghị chuyên đề "Công đồng Nicaea và Giáo hội Thiên niên kỷ thứ ba: Hướng tới sự Hiệp nhất Công Giáo-Chính thống giáo", rằng "Công đồng Nicaea không chỉ là một sự kiện của quá khứ mà còn là kim chỉ nam phải tiếp tục dẫn dắt chúng ta đến sự hiệp nhất hữu hình trọn vẹn của các Kitô hữu."
"Tôi hy vọng rằng việc chuẩn bị và cùng nhau kỷ niệm 1700 năm Công đồng Nicaea sẽ là một dịp quan phòng 'để cùng nhau đào sâu và tuyên xưng đức tin vào Chúa Kitô, đồng thời đưa vào thực hành các hình thức công đồng giữa các Kitô hữu thuộc mọi truyền thống'", ngài nói thêm.
Tương lai gần và những năm tới
Bất kỳ chuyến công du nào của Giáo hoàng cũng bao gồm các thỏa thuận ở cấp độ chính trị và tổ chức thực tiễn, và chuyến công du của Giáo hoàng Lêô tới Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa được công bố chính thức (cũng chưa từng có dưới thời Đức Phanxicô).
Tuy nhiên, Đức Thượng phụ Bartholomew đã ám chỉ rằng chuyến công du có thể diễn ra vào ngày lễ Thánh Anrê, 30 tháng 11.
Anrê, anh trai của Phêrô, đã truyền giáo về phía đông và được công nhận là người sáng lập Tòa Giám mục Byzantium-Constantinople. Do đó, Bartholomew được coi là người kế vị ông.
Tìm thêm thông tin và bình luận về Công đồng Nicaea tại đây.

Ella Doroshchenko (Ateleia)
Đức Giáo Hoàng Lêô: Công đồng Nicaea không chỉ là một sự kiện của quá khứ mà còn là một kim chỉ nam phải tiếp tục dẫn dắt chúng ta...
Ngày chính xác của Công đồng Nicaea vẫn còn đang được tranh luận. Tuy nhiên, ngày 20 tháng 5 được kỷ niệm là ngày khai mạc và ngày 25 tháng 7 là ngày bế mạc.
Chúng ta biết rằng Công đồng được khai mạc vào cuối mùa xuân và kết thúc vào mùa hè, vào tháng 7 hoặc tháng 8 năm 325, tại thành phố Iznik, ngày nay thuộc Thổ Nhĩ Kỳ.
Hoàng đế Constantine là người triệu tập Công đồng.
Giáo hoàng Sylvester I (giáo hoàng từ năm 314 đến năm 335) được đại diện bởi các đại biểu. Theo truyền thống, có 318 giám mục tham dự (tìm hiểu lý do tại sao lại có con số này tại đây), vì vậy các giáo hội Kitô giáo coi đây là công đồng chung đầu tiên - được gọi là "đại kết" chính xác vì nó quy tụ oikoumene (tiếng Hy Lạp), tức là toàn thể nhân loại trên trái đất.
Việc kỷ niệm Công đồng này rất quan trọng vì nó được tổ chức vào thời điểm Kitô giáo thống nhất (tức là trước cuộc Đại ly giáo năm 1054 chia cắt Đông phương (Chính thống giáo) và Tây phương, và trước cuộc Cải cách).
Chuyến đi của Giáo hoàng đến Nicaea
Giáo hoàng Phanxicô đã lên kế hoạch đi Thổ Nhĩ Kỳ để kỷ niệm ngày này với Thượng phụ Chính thống giáo Bartholomew. Ngày chính thức của chuyến đi chưa bao giờ được công bố, nhưng dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 5 năm 2025. Tuy nhiên, với việc Đức Phanxicô qua đời vào tháng 4, những ngày này đã phải hoãn lại.
Trong cuộc gặp gỡ với giới truyền thông ngày 12 tháng 5 ngay sau khi đắc cử, Đức Giáo Hoàng Lêô đã khẳng định rằng ngài dự định sẽ tiếp tục các kế hoạch của Đức Phanxicô.
Ngài đã nhắc lại điều này kể từ đó, kể cả gần đây nhất là vào ngày 17 tháng 7, khi ngài gặp gỡ một đoàn hành hương gồm các tín hữu Chính Thống giáo và Công Giáo Hoa Kỳ tại Castel Gandolfo.
Nỗ lực vì sự hiệp nhất
Điều có thể khẳng định về Đức Giáo Hoàng Lêô, dựa trên phương châm của ngài, là ngài là một vị Giáo hoàng của sự hiệp nhất.
Trong đêm canh thức mừng lễ Thánh Phêrô và Phaolô, ngài đã nói về ý định của mình liên quan đến việc nỗ lực vì sự hiệp nhất với các Giáo hội Chính thống giáo:
“Khi tôi nhìn lại với lòng biết ơn về những tiến bộ đã đạt được cho đến nay, tôi xin cam đoan với các bạn rằng tôi mong muốn kiên trì trong nỗ lực khôi phục sự hiệp thông hữu hình trọn vẹn giữa các Giáo hội của chúng ta." Ngài đã nói điều này với một phái đoàn từ Tòa Thượng phụ Đại kết Constantinople, do Đức Thượng phụ Chính thống giáo Bartholomew cử đến.
Ngài đã nói về vai trò của Công đồng Nicaea trong việc định hình Giáo hội tương lai. Ngày 7 tháng 6, ngài đã có bài phát biểu tại hội nghị chuyên đề "Công đồng Nicaea và Giáo hội Thiên niên kỷ thứ ba: Hướng tới sự Hiệp nhất Công Giáo-Chính thống giáo", rằng "Công đồng Nicaea không chỉ là một sự kiện của quá khứ mà còn là kim chỉ nam phải tiếp tục dẫn dắt chúng ta đến sự hiệp nhất hữu hình trọn vẹn của các Kitô hữu."
"Tôi hy vọng rằng việc chuẩn bị và cùng nhau kỷ niệm 1700 năm Công đồng Nicaea sẽ là một dịp quan phòng 'để cùng nhau đào sâu và tuyên xưng đức tin vào Chúa Kitô, đồng thời đưa vào thực hành các hình thức công đồng giữa các Kitô hữu thuộc mọi truyền thống'", ngài nói thêm.
Tương lai gần và những năm tới
Bất kỳ chuyến công du nào của Giáo hoàng cũng bao gồm các thỏa thuận ở cấp độ chính trị và tổ chức thực tiễn, và chuyến công du của Giáo hoàng Lêô tới Thổ Nhĩ Kỳ vẫn chưa được công bố chính thức (cũng chưa từng có dưới thời Đức Phanxicô).
Tuy nhiên, Đức Thượng phụ Bartholomew đã ám chỉ rằng chuyến công du có thể diễn ra vào ngày lễ Thánh Anrê, 30 tháng 11.
Anrê, anh trai của Phêrô, đã truyền giáo về phía đông và được công nhận là người sáng lập Tòa Giám mục Byzantium-Constantinople. Do đó, Bartholomew được coi là người kế vị ông.
Tìm thêm thông tin và bình luận về Công đồng Nicaea tại đây.
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Lêô XIV gởi người Công Giáo Việt Nam 26.07.2025
J.B. Đặng Minh An dịch
15:43 25/07/2025
Sứ điệp của Đức Thánh Cha Lêô XIV gởi người Công Giáo Việt Nam nhân Đại Hội Giáo Lý Viên kỷ niệm 400 năm ngày sinh của Chân phước Anrê Phú Yên
Hôm Thứ Bẩy, 26 Tháng Bẩy, Đức Thánh Cha Lêô XIV đã gởi một sứ điệp cho người Công Giáo Việt Nam nhân Đại Hội Giáo Lý Viên kỷ niệm 400 năm ngày sinh của Chân phước Anrê Phú Yên.
Nguyên bản tiếng Ý có thể xem tại đây. Dưới đây là bản dịch toàn văn sang Việt Ngữ.
Hôm nay, tôi vô cùng vui mừng chào đón anh chị em, các giáo lý viên Việt Nam, quy tụ cùng Đức Tổng Giám Mục Giuse Nguyễn Năng, là Tổng Giám mục Sài Gòn và Chủ tịch Hội đồng Giám mục. Tôi xin cảm ơn mỗi anh chị em đã ghi danh từ khắp các tỉnh thành Việt Nam—và xa hơn nữa—chỉ vài ngày trước Năm Thánh Giới Trẻ tại Rôma. Tôi đặc biệt biết ơn vì chúng ta được hiệp nhất cầu nguyện trước thánh tích của Chân phước Anrê Phú Yên. Nhân dịp trọng thể này, kỷ niệm 400 năm ngày sinh của ngài, chúng ta mừng kính một người con vĩ đại của Việt Nam – một giáo lý viên và vị tử đạo mà chứng tá của ngài vẫn còn truyền cảm hứng cho chúng ta. Xin Chúa chúc lành cho khoảnh khắc gặp gỡ và ân sủng này.
Trong một dịp trọng đại như thế, điều quan trọng là phải suy ngẫm về cuộc đời của Thánh Anrê Phú Yên. Sinh năm 1625, ngài đã trở thành một trợ tá vô giá cho các thừa sai Dòng Tên mang Tin Mừng đến Việt Nam sau khi ngài chịu phép rửa tội. Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nhắc nhở chúng ta trong Tông Huấn Christus Vivit rằng Anrê “đã bị cầm tù vì đức tin của mình, và vì ngài từ chối từ bỏ đức tin, nên ngài đã bị giết. Anrê chết trong khi đang kêu cầu danh Chúa Giêsu”. [1] Khi hiến dâng mạng sống của mình ở tuổi 19, Anrê đã đáp lại lời kêu gọi của Chúa Kitô khi đáp lại “tình yêu bằng tình yêu” [2] dành cho Chúa chúng ta. Chứng tá anh hùng của ngài đã mang lại cho ngài danh hiệu Tử đạo tiên khởi của Việt Nam, và ngài đã được Đức Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô II phong chân phước vào năm 2000. Hôm nay, chúng ta cầu xin Đấng Bổn mạng của các Giáo lý viên chuyển cầu cho chúng ta, để giống như ngài, và với đức tin không lay chuyển, chúng ta có thể kêu cầu danh Chúa Giêsu, ngay cả khi chúng ta thấy mình gặp khó khăn.
Tại Việt Nam, Giáo hội tràn ngập những giáo lý viên tận tụy—những người nam và nữ giáo dân, phần lớn là các bạn trẻ—dạy dỗ đức tin cho trẻ em và thanh thiếu niên mỗi tuần. Thật vậy, có hơn 64.000 giáo lý viên trong và ngoài nước. Nhóm giáo lý viên đức tin đông đảo này là một phần thiết yếu của đời sống giáo xứ. Tôi biết ơn lòng quảng đại của mỗi người trong anh chị em. Đừng bao giờ đánh giá thấp món quà mà anh chị em đang có: bằng lời giảng dạy và gương sáng, anh chị em đã lôi kéo trẻ em và thanh thiếu niên đến với tình bạn với Chúa Giêsu. Anh chị em được Giáo hội sai đến để trở thành dấu chỉ sống động của tình yêu Thiên Chúa: những người tôi tớ khiêm nhường như Chân phước Anrê, tràn đầy nhiệt huyết truyền giáo. Giáo hội hân hoan về anh chị em và khuyến khích anh chị em bước đi với niềm vui trong sứ mệnh cao quý này.
Người ta kể rằng khi ở trong tù, Anrê đã khích lệ các tín hữu Kitô hữu của mình kiên vững trong đức tin và xin họ cầu nguyện để ngài có thể trung thành đến cùng. Thật vậy, khoảnh khắc sâu sắc ấy nhắc nhở chúng ta rằng đời sống Kitô hữu, đặc biệt là việc dạy giáo lý, không bao giờ là một nỗ lực đơn độc: chúng ta giảng dạy, và cộng đoàn cầu nguyện; chúng ta làm chứng, và Thân Thể Chúa Kitô nâng đỡ chúng ta trong thử thách. Sự hiệp nhất giữa cầu nguyện và phục vụ này nhấn mạnh sự hiệp nhất của Giáo hội và sự bình an mà Chúa Kitô ban cho chúng ta.
Hơn nữa, sứ vụ của anh chị em được bắt nguồn sâu xa từ một di sản gia đình và văn hóa vững mạnh. Đức Thánh Cha Phanxicô đã từng nói với anh chị em về từ ngữ “nhà” và tất cả ý nghĩa của nó. [3] Hãy giữ cho tình yêu của anh chị em đối với gia đình và quê hương luôn sống động. Những kho tàng văn hóa và đức tin này đã được truyền lại cho anh chị em—đặc biệt là đức tin anh hùng của cha mẹ và ông bà anh chị em, những người, giống như Chân phước Anrê, đã làm chứng trong đau khổ và dạy anh chị em tin tưởng vào Thiên Chúa. Nguồn cội và truyền thống của anh chị em là những món quà từ Thiên Chúa; xin cho chúng tràn đầy niềm tin và niềm vui khi anh chị em chia sẻ đức tin với người khác.
Trong vài ngày tới, Giáo Hội sẽ cử hành Năm Thánh Giới Trẻ tại Rôma, là một phần của Năm Thánh Hy Vọng năm nay. “Trong tâm hồn mỗi người, niềm hy vọng ngự trị như một khát vọng và mong đợi những điều tốt đẹp sẽ đến.” [4] Ước gì niềm hy vọng này khích lệ anh chị em trong công việc phục vụ. Tôi mời gọi anh chị em hãy hiệp nhất trong tinh thần với các bạn trẻ hành hương tại Rôma và với tất cả anh chị em tại Việt Nam. Hãy chia sẻ với họ niềm tin tưởng hân hoan rằng “Chúa Kitô đang sống và Người muốn anh chị em cũng sống!” [5]
Anh chị em giáo lý viên thân mến, anh chị em được Thiên Chúa yêu thương và được Hội Thánh trân trọng. Xin Chân phước Anrê Phú Yên hướng dẫn anh chị em bằng gương sáng của ngài. Xin Đức Trinh Nữ Maria, Mẹ Hội Thánh và “Mẹ Hy Vọng” [6] đồng hành với anh chị em. Xin phúc lành của Thiên Chúa toàn năng, là Cha, và Con, và Thánh Thần, xuống trên tất cả anh chị em và ở lại cùng anh chị em luôn mãi. Amen.
[1] Đức Phanxicô, Tông Huấn Christus Vivit - Chúa Kitô Đang Sống, 3 tháng 3 năm 2019, 54.
[2] Đức Gioan Phaolô II, Bài giảng lễ phong chân phước cho 44 Tôi tớ Chúa, ngày 5 tháng 3 năm 2000, 6.
[3] X. Phanxicô, Sứ điệp video của Đức Thánh Cha gửi giới trẻ Việt Nam, ngày 20 tháng 11 năm 2019.
[4] Sắc Chỉ Spes Non Confundit – Hy Vọng Không Làm Thất Vọng, ngày 9 tháng 5 năm 2024, 1.
[5] Đức Phanxicô, Tông Huấn Christus Vivit - Chúa Kitô Đang Sống, 3 tháng 3 năm 2019, 1.
[6] Sắc Chỉ Spes Non Confundit – Hy Vọng Không Làm Thất Vọng, ngày 9 tháng 5 năm 2024, 24.
Source:Dicastero per la Comunicazione - Libreria Editrice Vaticana
Rome chuẩn bị cho cuộc gặp mặt lớn của giới trẻ Công Giáo trong Năm Thánh giữa thời tiết nắng gắt
Vũ Văn An
15:57 25/07/2025

NICOLE WINFIELD của hãng tin A.P. ngày 24 tháng 7 năm 2025 chia sẻ từ Rôma: Nửa triệu người trẻ dự kiến sẽ đổ về Rome vào tuần tới để tham dự biến cố lớn nhất của Năm Thánh 2025: một tuần lễ kỷ niệm Năm Thánh dành cho các bạn trẻ Công Giáo, chắc chắn sẽ thử thách khả năng chịu đựng cái nóng của họ và khả năng cung cấp các dịch vụ công cộng, an ninh và hỗ trợ hậu cần của Thành phố Vĩnh cửu trong mùa du lịch cao điểm.
Các viên chức cho biết hôm thứ Tư rằng điểm nhấn của việc cử hành là buổi cầu nguyện từ ngày 2 đến ngày 3 tháng 8, việc ngủ ngoài trời và Thánh lễ buổi sáng do Đức Giáo Hoàng Lêô XIV chủ trì, đây là cuộc tụ họp quy mô lớn đầu tiên của vị giáo hoàng người Mỹ đầu tiên trong lịch sử. Sự kiện này được tổ chức trên cùng một bãi đất bụi bặm ở ngoại ô Rome, nơi Thánh Gioan Phaolô II đã chủ trì Ngày Giới trẻ Thế giới năm 2000, một cuộc tụ họp thậm chí còn lớn hơn với khoảng 2 triệu bạn trẻ Công Giáo trong Năm Thánh Thiên niên kỷ đó.
Với nhiệt độ dự kiến vào cuối tuần tới từ 32°C đến 34°C (90°F đến 93°F), ban tổ chức đã chuẩn bị năm triệu chai nước, 2,660 trạm nước uống và 70 vòi rồng khổng lồ, thường được sử dụng để kiểm soát bụi trong quá trình phá dỡ công trình, để phun nước cho các bạn trẻ hành hương, giúp các bạn mát mẻ.
Sau một tuần tham dự các biến cố quanh trung tâm Rome, các bạn trẻ sẽ bắt đầu đến sân Tor Vergata vào chiều thứ Bảy và nghỉ qua đêm tại đó trước Thánh lễ sáng Chúa nhật, với việc ra vào cần phải đi bộ ít nhất 5 km (ba dặm) từ trạm giao thông công cộng gần nhất.
An ninh và hậu cần được bố trí dày đặc
Ban tổ chức Ý và Vatican hôm thứ Tư đã vạch ra kế hoạch cho biến cố, mà chính quyền Rome cho biết là sự bố trí kỹ thuật lớn nhất từ trước đến nay tại Ý.
Bốn nghìn cảnh sát và lính cứu hỏa đã được huy động để đảm bảo an ninh, cùng với các cơ quan thực thi pháp luật Tây Ban Nha, Pháp và Ba Lan cử các đội đến hỗ trợ, do dự kiến sẽ có rất đông khách hành hương đến từ các quốc gia này. Các quan chức đang đóng cửa không phận trên sân bay Tor Vergata đối với máy bay dân dụng và máy bay không người lái, và 122 camera giám sát đã được lắp đặt để theo dõi diễn tiến biến cố.
"Đây là một biến cố quan trọng đòi hỏi các biện pháp an ninh đặc biệt", Lamberto Giannini, Thị trưởng Roma, phát biểu tại một cuộc họp báo của Vatican. "Chúng tôi không thấy bất cứ dấu hiệu tiêu cực nào đối với biến cố này, nhưng tình hình quốc tế, những căng thẳng khác nhau, cũng như quy mô, ý nghĩa và vẻ đẹp của biến cố đòi hỏi chúng tôi phải hết sức cẩn thận."
Theo lời Đức Tổng Giám Mục Rino Fisichella, Trưởng Ban Đại Hội Giới Trẻ của Vatican, khoảng 68% số người trẻ đăng ký tham dự đến từ các nước châu Âu, mặc dù dự kiến sẽ có khách hành hương từ 146 quốc gia.
Một Ngày Năm Thánh giống như Ngày Giới Trẻ Thế Giới
Ngày Năm Thánh Của Giới Trẻ diễn ra vào thời điểm giữa Năm Thánh 2025 của Vatican, một cử hành Công Giáo diễn ra mỗi 25 năm một lần, thu hút hàng triệu người hành hương đến Rome. ĐTGM Fisichella cho biết tính đến nay đã có 17 triệu người hành hương tham dự các biến cố Năm Thánh 2025, chiếm hơn một nửa so với con số 32 triệu người dự kiến.
Biến cố này mang nhiều đặc điểm của Ngày Giới trẻ Thế giới, một cuộc gặp mặt của giới trẻ Công Giáo diễn ra ba năm một lần, được Đức Gioan Phaolô II khởi xướng và được duy trì bởi mọi vị giáo hoàng kể từ đó. Những đợt nắng nóng và các vấn đề sức khỏe thường gặp đi kèm đã trở thành một phần không thể thiếu của các ngày lễ giới trẻ, vì chúng luôn được lên lịch vào mùa hè khi giới trẻ thường đi nghỉ.
Nhưng những sự kiện Woodstock Công Giáo như vậy cũng đã tạo nên một số khoảnh khắc đáng nhớ nhất của Đức Giáo Hoàng. Nhiều tín hữu vẫn còn nhớ Đức Gioan Phaolô II đã nói với những người trẻ tuổi tại Tor Vergata vào năm 2000 rằng họ là "những người lính canh buổi sáng" vào lúc bình minh của thiên niên kỷ thứ ba, Đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã bất chấp một cơn bão dữ dội ở Madrid vào năm 2011 để tiếp tục cầu nguyện, và Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã nói với những người trẻ tuổi ở Lisbon vào năm 2023 rằng tất cả mọi người - "todos, todos, todos" - đều được chào đón trong Giáo Hội Công Giáo.
Tình nguyện viên, nhà vệ sinh di động và xe cứu thương đã sẵn sàng
Năm Thánh kéo dài một năm, trước đó là hai năm xây dựng khẩn trương quanh Rome, đã gây thêm áp lực lên các dịch vụ công cộng của Rome ngoài mùa cao điểm du lịch thông thường. Để tránh tình trạng quá tải tại trung tâm thành phố, khoảng 20,000 người sẽ được bố trí chỗ ở tại khuôn viên trung tâm hội nghị cũ của Rome ở ngoại ô thành phố, trong khi 40,000 người khác sẽ được bố trí chỗ ở tại một số trong hơn 429 trường học và 360 giáo xứ xung quanh Rome đã đề nghị tiếp nhận họ.
Ngoài lực lượng thực thi pháp luật, 3,000 tình nguyện viên bảo vệ dân sự, 500 tình nguyện viên Vatican và 4,300 "quản gia" của Năm Thánh sẽ có mặt để chăm sóc những người trẻ tuổi. Một trực thăng cứu thương, 43 xe cứu thương và 10 trạm y tế lưu động sẽ có mặt tại sân Tor Vergata trong trường hợp khách hành hương bị bệnh. Hệ thống giao thông công cộng vốn nổi tiếng là thiếu thốn của Rome đang được củng cố để cung cấp dịch vụ gần như 24/24 và nhân viên vệ sinh đang phải làm thêm giờ lên đến 4,600 ca.
Các quan chức cho biết: Sẽ có 2,760 nhà vệ sinh di động, cộng thêm 158 nhà vệ sinh dành cho người khuyết tật, trải rộng trên không gian biến cố rộng 52 ha (128 mẫu Anh).
Phó chủ tịch khu vực Lazio, Roberta Angelilli, thừa nhận: "Nỗ lực tập thể này là một thử thách lớn về mặt định chế".
Bé gái 4 tuổi chết vì đói và suy dinh dưỡng ở Gaza khi Israel cắt giảm nguồn cung cấp lương thực
Đặng Tự Do
17:14 25/07/2025
Cô bé Razan Abu Zaher bốn tuổi đã từ bỏ cuộc chiến giành sự sống vào hôm Chúa Nhật.
Theo một nguồn tin y tế, cháu bé qua đời tại một bệnh viện ở miền trung Gaza do biến chứng của nạn đói và suy dinh dưỡng. Thi thể cháu bé được đặt trên một phiến đá.
Bộ Y tế Palestine cho biết ít nhất 76 trẻ em và 10 người lớn ở Gaza đã tử vong vì suy dinh dưỡng kể từ khi xung đột bắt đầu vào tháng 10 năm 2023. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hầu hết các trường hợp này xảy ra kể từ khi chính quyền Israel áp đặt lệnh phong tỏa vào đầu tháng 3.
Razan là một trong ít nhất bốn trẻ em tử vong trong ba ngày qua, trong đó em nhỏ nhất mới chỉ ba tháng tuổi. Bộ Y tế cho biết trong 24 giờ qua, đã có 18 ca tử vong do nạn đói ở Gaza, phản ánh cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng tại vùng lãnh thổ này.
CNN gặp Razan lần đầu tiên cách đây một tháng. Cô bé đã yếu ớt vì đói và gầy gò đến đáng thương. Mẹ cô, bà Tahrir Abu Daher, lúc đó nói rằng bà không có tiền mua sữa, mà sữa thì lại hiếm khi có.
“Sức khỏe của cháu bé rất tốt trước chiến tranh, nhưng sau chiến tranh, tình trạng của cháu bé bắt đầu xấu đi do suy dinh dưỡng. Không có gì có thể giúp cháu bé khỏe mạnh hơn”, bà nói.
Đó là vào ngày 23 tháng 6. Razan đã nằm bệnh viện được 12 ngày. Cô ấy đã cố gắng níu kéo sự sống thêm 27 ngày nữa.
Razan qua đời trong bối cảnh nạn đói ngày càng gia tăng ở Gaza, khi dòng viện trợ nhân đạo bị giảm mạnh kể từ đầu tháng 3, khi chính quyền Israel cấm các đoàn xe vào Gaza.
Source:CNN
Đức Hồng Y Giêrusalem cho biết hành động của Israel ở Gaza là không thể biện minh được
Đặng Tự Do
17:15 25/07/2025
Sau khi trở về từ chuyến thăm ba ngày tới Gaza, Đức Thượng phụ Latinh của Giêrusalem đã mô tả hành động của Israel tại đó là “không thể biện minh được”.
“Như Đức Giáo Hoàng đã nói rất đúng – và chúng tôi liên tục nhắc lại – tất cả những điều này là không thể biện minh được,” Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, OFM, nói với Vatican News. “Tôi muốn làm rõ một điều: chúng tôi không có gì chống lại thế giới Do Thái, và chúng tôi hoàn toàn không muốn tỏ ra chống lại xã hội Israel và Do Thái giáo. Nhưng chúng tôi có nghĩa vụ đạo đức phải bày tỏ sự chỉ trích của mình đối với các chính sách của chính phủ này ở Gaza một cách rõ ràng và thẳng thắn.”
Vị giám mục, người đã đến thăm giáo xứ Công Giáo ở Gaza từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 7, cho biết ngài đã rất xúc động trước “những căn lều rộng lớn mà trước đây không hề có”, cũng như “những đứa trẻ bị tàn tật” trong bệnh viện, “có cả những người bị mù bởi ảnh hưởng của các vụ đánh bom”.
Đức Thượng phụ Latinh của Giêrusalem đã cử hành Thánh lễ Chúa Nhật tại giáo xứ Công Giáo ở Gaza vào ngày 20 tháng 7, ba ngày sau cuộc không kích của Israel vào giáo xứ khiến ba người chết và mười người bị thương.
“Anh chị em không bị lãng quên,” Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, OFM, đã giảng. “Anh chị em luôn ở trong trái tim của tất cả Giáo hội và Kitô hữu trên toàn thế giới. Khi tôi trở về Giêrusalem, tôi có thể bảo đảm với anh chị em rằng chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để chấm dứt cuộc chiến tranh vô nghĩa này. Chúng tôi sẽ nỗ lực, và cuối cùng, chúng tôi sẽ thành công.”
Suy niệm về bài Tin Mừng về hai thánh Maria và Martha (Lc 10:38-42), ngài nói tiếp:
Tình yêu của Chúa trong chúng ta phải quyết định những gì chúng ta phải làm. Trước hết, chúng ta phải lắng nghe Chúa, và nếu lắng nghe Ngài, chúng ta sẽ làm mọi điều cần thiết, nhưng với thái độ đúng đắn. Và điều này sẽ mở ra cho chúng ta cơ hội xây dựng các mối quan hệ, mở rộng tình yêu thương, bởi vì điều đầu tiên chúng ta cần ở Gaza, Thánh Địa và khắp mọi nơi, không phải là giải quyết mọi vấn đề, làm đủ thứ bất khả thi, mà là làm thế nào để thể hiện tình yêu thương trong chúng ta.
“Tôi muốn cảm ơn tấm gương của anh chị em,” ngài nói thêm. “Hãy luôn hiệp nhất trong Chúa Giêsu. Cả thế giới đang dõi theo anh chị em. Hãy luôn là ánh sáng ở Gaza, không chỉ cho anh chị em và cho Gaza, mà còn cho tất cả chúng tôi. Nguyện xin Chúa ban phước lành cho tất cả anh chị em.”
Hai ngày trước đó, vào ngày 18 tháng 7, Đức Hồng Y Pizzaballa và Đức Thượng phụ Chính thống giáo Hy Lạp tại Giêrusalem đã đến thăm giáo xứ.
“Theo yêu cầu của Tòa Thượng Phụ Latinh, và phối hợp với các đối tác nhân đạo, chúng tôi đã bảo đảm được việc cung cấp hỗ trợ thiết yếu không chỉ cho Cộng đồng Kitô giáo mà còn cho càng nhiều gia đình càng tốt”, Tòa Thượng Phụ Latinh cho biết trong một tuyên bố. “Số hàng viện trợ này bao gồm hàng trăm tấn thực phẩm, bộ dụng cụ sơ cứu và thiết bị y tế cần thiết khẩn cấp. Ngoài ra, Tòa Thượng Phụ Latinh cũng bảo đảm việc di tản những người bị thương trong vụ tấn công đến các cơ sở y tế bên ngoài Gaza, nơi họ sẽ được chăm sóc.”
Khi Đức Hồng Y Pizzaballa tiến vào Gaza, Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã kêu gọi ngài “bày tỏ sự gần gũi, quan tâm, cầu nguyện, hỗ trợ và mong muốn làm mọi thứ có thể để không chỉ đạt được lệnh ngừng bắn mà còn chấm dứt thảm kịch này”.
Đức Thượng phụ La tinh cho biết: “Đức Giáo Hoàng Lêô đã nhiều lần tuyên bố rằng đã đến lúc phải chấm dứt cuộc thảm sát này, rằng những gì đã xảy ra là không thể biện minh được và chúng ta phải bảo đảm không còn nạn nhân nào nữa”.
Source:Vatican News
VietCatholic TV
Máy bay Nga đâm vào núi. Xung đột Thái-Campuchia, so sánh 2 bên. TT Trump: Giao ngay vũ khí cho Kyiv
VietCatholic Media
02:57 25/07/2025
1. Tổng thống Trump công bố thỏa thuận vũ khí Mỹ-Liên Hiệp Âu Châu bao gồm viện trợ cho Ukraine
Hoa Kỳ và Liên minh Âu Châu đã ký một thỏa thuận để Brussels tài trợ toàn bộ việc mua vũ khí của Hoa Kỳ, một số trong số đó sẽ được gửi đến Ukraine, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump tuyên bố vào ngày 23 tháng 7 tại hội nghị thượng đỉnh AI ở Washington.
Kể từ khi Tổng thống Trump bắt đầu nhiệm kỳ thứ hai, Washington đã không cung cấp cho Kyiv các gói viện trợ quân sự mới cho đến tháng 7. Chính quyền cuối cùng đã phê duyệt việc bán vũ khí cho Ukraine, công bố đợt giao hàng tiềm năng đầu tiên vào ngày 23 tháng 7.
Thỏa thuận quy định rằng Hoa Kỳ sẽ cung cấp vũ khí cho Liên Hiệp Âu Châu, nơi sẽ giải quyết việc phân phối giữa các quốc gia thành viên, trong đó phần lớn vũ khí dự kiến sẽ được chuyển đến Ukraine, theo Tổng thống Trump.
Tổng thống Trump nói thêm rằng Liên Hiệp Âu Châu sẽ chi tiền cho các công ty quốc phòng của Hoa Kỳ, là điều mà “đáng lẽ phải được thực hiện từ ba năm trước”.
Hoa Kỳ đã phê duyệt hai gói viện trợ quân sự cho Ukraine vào ngày 23 tháng 7, với tổng trị giá 322 triệu đô la. Một gói bao gồm các hệ thống phòng không HAWK Giai đoạn III, trong khi gói còn lại cung cấp phụ tùng để sửa chữa xe chiến đấu bộ binh Bradley.
Bộ Ngoại giao xác nhận việc bán hàng này sẽ không gây tác động tiêu cực đến khả năng sẵn sàng phòng thủ của Hoa Kỳ.
Trước đó, Hoa Kỳ và Đức cũng đã đồng ý cung cấp năm hệ thống phòng không Patriot cho Ukraine, trong bối cảnh Nga đang leo thang chiến dịch tấn công tầm xa vào các thành phố của Ukraine.
Cam kết mới này được đưa ra sau tuyên bố vào ngày 14 tháng 7 của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump về sáng kiến do NATO và Liên Hiệp Âu Châu hậu thuẫn, theo đó các thành viên liên minh sẽ mua hệ thống vũ khí do Hoa Kỳ sản xuất cho Ukraine.
Washington đã gửi ba khẩu đội Patriot đến Ukraine, trong khi Đức cung cấp thêm ba khẩu đội nữa. Một khẩu đội khác đến từ liên minh Âu Châu, mặc dù không phải tất cả các hệ thống hiện đang hoạt động do phải luân phiên bảo trì định kỳ.
[Newsweek: Trump announces US-EU arms agreement including aid for Ukraine]
2. So sánh quân đội Thái Lan và Campuchia
Chính quyền Thái Lan cho biết ít nhất 12 người, chủ yếu là dân thường, đã thiệt mạng trong các cuộc đụng độ mới giữa Campuchia và Thái Lan, khi căng thẳng âm ỉ kéo dài nhiều tháng giữa hai quốc gia Nam Á này bùng phát vào thứ Năm.
Bộ trưởng Y tế Thái Lan Somsak Thepsuthin cho biết trong một tuyên bố được Reuters đưa tin rằng có 11 thường dân và 1 binh sĩ đã thiệt mạng trong vụ pháo kích.
Thủ tướng Campuchia Hun Manet cho biết ông đã kêu gọi Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc giải quyết những gì ông mô tả là “hành động xâm lược quân sự có chủ đích” của Thái Lan. Thái Lan cho biết Campuchia đã nổ súng trước.
Bangkok và Phnom Penh có lịch sử lâu dài về tranh chấp biên giới, và đợt căng thẳng gần đây bùng phát sau cái chết của một người lính Campuchia tại khu vực tranh chấp vào tháng 5.
Một binh sĩ Thái Lan đã bị thương nặng vào ngày 16 tháng 7 sau khi một quả mìn ở khu vực biên giới tranh chấp phát nổ. Thái Lan cáo buộc Campuchia đặt mìn mới dọc biên giới, điều mà Campuchia phủ nhận.
Vụ nổ thứ hai xảy ra vào thứ Tư đã làm một binh sĩ Thái Lan khác bị thương. Chính quyền Campuchia một lần nữa phủ nhận việc đặt chất nổ mới.
Các cửa khẩu biên giới giữa hai nước láng giềng đã bị hạn chế trong nhiều tuần, và các báo cáo từ cả hai nước hôm thứ Năm cho thấy đã xảy ra đụng độ tại nhiều điểm mà cả hai bên đều tuyên bố chủ quyền lãnh thổ. Thái Lan cho biết họ đã đóng cửa biên giới vào thứ Năm.
Chính phủ Campuchia hôm thứ năm cho biết họ đã hạ cấp quan hệ ngoại giao với Thái Lan xuống “mức thấp nhất” sau khi Thái Lan triệu hồi đại sứ tại Phnom Penh, trục xuất đại sứ Campuchia tại Bangkok và hạn chế các kênh ngoại giao.
Hãng thông tấn Khmer của Campuchia đưa tin hôm thứ Năm rằng quân đội Campuchia đã bắn hạ một máy bay F-16 của Thái Lan. Cả hai quân đội đều báo cáo một chiếc F-16 của Thái Lan đã nhắm vào Campuchia.
“Chúng tôi đã sử dụng không quân tấn công các mục tiêu quân sự theo đúng kế hoạch”, phó phát ngôn viên quân đội Thái Lan Richa Suksuwanon nói với giới truyền thông, theo Reuters. Phnom Penh cho biết Thái Lan đã thả hai quả bom xuống một con đường.
Chính phủ Campuchia cho biết quân đội Thái Lan đã trèo lên một ngôi đền gần biên giới và đặt hàng rào thép gai tại đó, trước khi phóng máy bay điều khiển từ xa xuống khu vực này. Campuchia cáo buộc Thái Lan nổ súng vào quân đội của mình và mở rộng các cuộc tấn công sang nhiều khu vực khác.
Quân đội Campuchia và Thái Lan khác nhau như thế nào?
Cựu lãnh đạo Campuchia, Hun Sen, được tường trình đã nói rằng Phnom Penh đã “hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu”, đồng thời gửi một thông điệp tới Bangkok: “Đừng khoe khoang về sức mạnh quân sự vượt trội của mình”.
Ông nói thêm: “Các bạn sẽ phải đối mặt với sự trả thù nghiêm trọng nhất”.
Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế, gọi tắt là IISS có trụ sở tại Anh cho biết Thái Lan có “quân đội lớn và được tài trợ tốt” vào đầu năm 2025 khi công bố số liệu về quân đội thế giới.
Theo nhóm nghiên cứu, ngân sách quốc phòng của Thái Lan trong năm nay lên đến 5,7 tỷ đô la, trong khi ngân sách quốc phòng của Campuchia thấp hơn nhiều ở mức 1,3 tỷ đô la.
Không quân Bangkok “là một trong những lực lượng được trang bị và huấn luyện tốt nhất Đông Nam Á”, IISS cho biết. Đầu năm 2025, IISS cho biết Thái Lan có 112 máy bay có khả năng chiến đấu, bao gồm 46 chiếc F-16 thuộc nhiều biến thể khác nhau.
Bangkok cũng sở hữu một số máy bay phản lực Gripen thế hệ thứ tư của Thụy Điển. Tuy không phải là thế hệ máy bay mới nhất, được gọi là máy bay phản lực thế hệ thứ năm — chẳng hạn như F-35 và F-22 — nhưng những chiếc F-16 và Gripen được bảo dưỡng tốt được coi là những máy bay rất mạnh mẽ. Thái Lan đang trong quá trình thay thế dần những chiếc F-16 cũ bằng những chiếc Gripen mới.
Thái Lan, với lực lượng không quân hùng mạnh gồm 46.000 người, cũng có hai máy bay cảnh báo sớm trên không Erieye hoạt động cùng với Gripen.
Campuchia không có máy bay chiến đấu trong lực lượng không quân gồm 1.500 người, nhưng có 26 máy bay trực thăng các loại.
John Hemmings, phó giám đốc phụ trách địa chính trị tại tổ chức tư vấn Hội đồng Địa chiến lược có trụ sở tại Anh, cho biết: “Không quân Thái Lan có máy bay F-16 của Hoa Kỳ, loại máy bay mà họ đã sử dụng để tấn công các địa điểm quân sự của Campuchia vào thứ Tư mà không bị trừng phạt, trong khi Campuchia lại thiếu máy bay chiến đấu hoạt động”.
Theo IISS, quân đội Campuchia có khoảng 75.000 quân nhân, với khoảng 200 xe tăng. Khoảng 50 trong số này là phiên bản xe tăng chiến đấu chủ lực T-54 thời Liên Xô do Trung Quốc sản xuất, cùng hơn 150 xe tăng T-54 và T-55.
Phnom Penh có 70 xe BMP-1, một loại xe chiến đấu bộ binh lội nước bánh xích thời Liên Xô mà Nga và Ukraine đều điều động ở Đông Âu.
Quân đội Thái Lan, với 130.000 quân nhân cộng với số lượng lính nghĩa vụ gần tương đương, sở hữu gần 400 xe tăng chiến đấu chủ lực, phần lớn là xe tăng cũ do Mỹ sản xuất. Bangkok cũng có một Hàng Không Mẫu Hạm và bảy khinh hạm, trong khi Phnom Penh không có lực lượng hải quân đáng kể nào.
“ Thái Lan trang bị những xe tăng chiến đấu chủ lực hiện đại nhất — bao gồm VT4 của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa — trong khi Campuchia chủ yếu dựa vào xe tăng T-54 của những năm 1950”.
“Cả hai nước đều có hệ thống pháo binh, cả về pháo phản lực phóng tự hành lẫn pháo kéo,” Hemmings nói thêm. “Các hệ thống của Campuchia là hệ thống hậu chiến như BM-21 — với một vài hệ thống của Trung Quốc những năm 1990 — trong khi Thái Lan có sự kết hợp của một số hệ thống mới của Mỹ, Israel và Trung Quốc.”
[Newsweek: How Thailand and Cambodia's Militaries Compare]
3. Thái Lan tiến hành không kích vào lực lượng Campuchia
Thái Lan đã tiến hành không kích vào lực lượng Campuchia dọc theo biên giới tranh chấp sau khi quân đội hai bên đấu súng trong một vụ nổ súng dữ dội làm gia tăng căng thẳng giữa hai nước láng giềng Đông Nam Á.
Đại sứ quán Thái Lan tại Campuchia đã cảnh báo công dân nước này rời khỏi đất nước ngay khi có thể an toàn.
Quân đội Hoàng gia Thái Lan cho biết 10 thường dân đã thiệt mạng và 14 người khác bị thương tại bảy khu vực bị pháo binh Campuchia bắn vào hôm thứ Năm.
Quân đội cho biết trong tuyên bố rằng một trong số những người thiệt mạng là một bé trai tám tuổi. Nhiều ngôi nhà cũng bị hư hại.
Tuyên bố ban đầu bằng tiếng Thái cho biết: “Phía Thái Lan tái khẳng định sự sẵn sàng bảo vệ chủ quyền và bảo vệ người dân khỏi những hành vi vô nhân đạo như vậy”.
Tranh chấp biên giới là vấn đề dai dẳng, thường xuyên gây căng thẳng giữa Thái Lan và Campuchia. Những cuộc xung đột nổi bật và dữ dội nhất diễn ra xung quanh ngôi đền Preah Vihear 1.000 năm tuổi.
Mối quan hệ giữa các nước láng giềng Đông Nam Á đã xấu đi nghiêm trọng kể từ tháng 5 năm 2025 khi một binh sĩ Campuchia thiệt mạng trong một cuộc giao tranh vũ trang tại một trong nhiều vùng đất nhỏ mà cả hai nước đều tuyên bố là lãnh thổ của mình.
Quân đội Thái Lan cho biết về cuộc đụng độ đầu tiên diễn ra vào thứ năm, ngày 24 tháng 7, rằng lực lượng của họ đã nghe thấy tiếng máy bay điều khiển từ xa trước khi nhìn thấy sáu binh sĩ Campuchia có vũ trang tiến gần đến đồn của Thái Lan.
Báo cáo cho biết binh lính Thái Lan đã cố gắng hét vào mặt họ để xoa dịu tình hình nhưng phía Campuchia bắt đầu nổ súng.
Vào thứ tư, ngày 23 tháng 7, một vụ nổ mìn gần biên giới đã làm năm binh sĩ Thái Lan bị thương, trong đó có một người bị mất một chân.
Một tuần trước đó, một quả mìn ở một khu vực tranh chấp khác đã phát nổ và làm bị thương ba binh sĩ Thái Lan khi một người trong số họ dẫm phải và mất một chân.
Chính quyền Thái Lan cáo buộc các quả mìn này được đặt mới dọc theo những con đường mà theo thỏa thuận chung được tường trình an toàn. Họ nói rằng các quả mìn này do Nga sản xuất chứ không phải loại mà quân đội Thái Lan sử dụng.
Campuchia bác bỏ lời cáo buộc của Thái Lan là “vô căn cứ”, chỉ ra rằng nhiều quả mìn và vật liệu nổ khác là di sản của các cuộc chiến tranh và bất ổn trong thế kỷ 20.
Campuchia cáo buộc Thái Lan “tấn công vô cớ, có chủ đích và có kế hoạch”
Bộ Ngoại giao Campuchia cáo buộc quân đội Thái Lan đã tiến hành “các cuộc tấn công có chủ đích, có chủ đích và vô cớ vào các vị trí của Campuchia dọc theo khu vực biên giới, bao gồm Đền Tamone Thom, Đền Ta Krabey và Mom Bei, thuộc các tỉnh Preah Vihear và Oddar Meanchey.”
Tuyên bố gọi đây là “hành động xâm lược cấu thành sự vi phạm trắng trợn và nghiêm trọng luật pháp quốc tế”.
Bộ ngoại giao cho biết: “Chính phủ Hoàng gia Campuchia lên án mạnh mẽ nhất hành động liều lĩnh và thù địch này của Thái Lan”.
“Hành động xâm lược quân sự vô cớ như vậy không chỉ gây nguy hiểm cho hòa bình và ổn định dọc biên giới chung của chúng ta mà còn thể hiện sự coi thường hoàn toàn các chuẩn mực khu vực và nghĩa vụ pháp lý quốc tế.
“Campuchia kêu gọi Thái Lan ngay lập tức chấm dứt mọi hành động thù địch, rút quân về phía biên giới của mình và kiềm chế mọi hành động khiêu khích có thể làm leo thang tình hình.”
Phnom Penh cũng cảnh báo: “Campuchia tái khẳng định cam kết kiên định của mình đối với hòa bình, đối thoại và giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình. Tuy nhiên, Campuchia cũng bảo lưu quyền tự vệ vốn có của mình, được ghi nhận theo Điều 51 của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, và sẽ thực hiện mọi biện pháp cần thiết để bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và sự an toàn của người dân.”
Chính phủ Thái Lan cáo buộc lực lượng Campuchia đặt mìn chống bộ binh trong lãnh thổ Thái Lan khiến quân tuần tra bị thương trong những ngày gần đây, trước khi cuộc đụng độ mới nhất xảy ra.
Trong một tuyên bố, chính phủ Thái Lan cho biết “pháo hạng nặng đã được bắn vào căn cứ quân sự của Thái Lan và tiếp tục trong suốt buổi sáng” vào thứ năm, ngày 24 tháng 7, đồng thời cáo buộc lực lượng Campuchia tấn công vào khu vực dân sự, dẫn đến thương vong.
Thái Lan cho biết sẽ triệu hồi đại sứ của mình tại Campuchia để đáp trả và yêu cầu Campuchia cũng làm như vậy.
“Chính phủ Hoàng gia Thái Lan kêu gọi Campuchia chấm dứt hành động lặp đi lặp lại này vì đây là hành vi vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế”, tuyên bố cho biết.
“Những hành động như vậy về cơ bản trái ngược với các nguyên tắc về quan hệ láng giềng tốt đẹp và thiện chí, đồng thời sẽ làm suy yếu thêm danh tiếng và uy tín của Campuchia trên trường quốc tế.
“ Chính phủ Hoàng gia Thái Lan kêu gọi Campuchia chịu trách nhiệm về những sự việc đã xảy ra, chấm dứt các cuộc tấn công vào mục tiêu dân sự và quân sự, và chấm dứt mọi hành động vi phạm chủ quyền của Thái Lan.
“Chính phủ Hoàng gia Thái Lan sẵn sàng tăng cường các biện pháp tự vệ nếu Campuchia tiếp tục tấn công vũ trang và vi phạm chủ quyền của Thái Lan theo luật pháp và nguyên tắc quốc tế.”
[Newsweek: Thailand launched airstrikes against Cambodian forces]
4. Ukraine và Nga thực hiện thêm một cuộc trao đổi tù nhân khi vòng đàm phán hòa bình thứ ba tại Istanbul kết thúc
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy tuyên bố vào ngày 23 tháng 7 rằng Ukraine đã đưa thêm một nhóm binh lính được Nga thả về nước, đánh dấu một trong những cuộc trao đổi gần đây với Mạc Tư Khoa.
Cuộc trao đổi này diễn ra sau tám cuộc trao đổi khác được thực hiện trong những tuần gần đây theo thỏa thuận đạt được giữa Kyiv và Mạc Tư Khoa tại vòng đàm phán hòa bình thứ hai ở Istanbul vào ngày 2 tháng 6.
“Giai đoạn thứ chín của cuộc trao đổi được đàm phán tại Istanbul đã kết thúc hôm nay, tạo điều kiện cho những người bảo vệ bị thương nặng và nguy kịch được trở về,” Tổng thống Zelenskiy nói. “Giờ đây, chúng tôi có thể công bố rằng, thông qua tất cả các phiên bản của các thỏa thuận Istanbul gần đây, chúng tôi đã bảo đảm sự trở về của hơn 1.000 người. Đối với hàng ngàn gia đình, đây là một cơ hội sâu sắc để họ một lần nữa được đoàn tụ với người thân yêu. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả những người đã đóng góp vào thành quả này.”
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết vào ngày 23 tháng 7, Ukraine đã tạo điều kiện cho những binh lính bị bệnh nặng và bị thương nặng được hồi hương.
Bước đi này cũng trùng với vòng đàm phán thứ ba tại Istanbul, mà Tổng thống Zelenskiy cho biết sẽ tập trung vào lệnh ngừng bắn, hồi hương tù nhân và trẻ em bị bắt cóc, cũng như chuẩn bị cho cuộc gặp có thể diễn ra với Putin.
Ukraine mong đợi các cuộc trao đổi tiếp theo dựa trên các thỏa thuận ngày 2 tháng 6, Tổng thống Zelenskiy cho biết vào đầu tuần này.
Vòng đàm phán hòa bình đầu tiên giữa Nga và Ukraine tại Istanbul, được tổ chức vào ngày 16 tháng 5, đánh dấu cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ đầu năm 2022. Mặc dù không đạt được đột phá nào hướng tới việc chấm dứt chiến tranh, các bên đã đồng ý trao đổi tù binh “1.000 đổi 1.000”, đây là cuộc trao đổi tù binh lớn nhất trong chiến tranh.
Vòng đàm phán thứ hai sau đó đã dẫn đến một thỏa thuận về các cuộc trao đổi tiếp theo tập trung vào những tù nhân bị bệnh nặng hoặc bị thương và những người dưới 25 tuổi, cũng như một thỏa thuận về việc hồi hương những người lính đã hy sinh.
Ukraine vẫn tiếp tục ủng hộ một cuộc trao đổi “tất cả đổi tất cả” trên quy mô toàn diện, một đề xuất mà cho đến nay Nga vẫn từ chối.
Giống như các vòng trước, phái đoàn Ukraine tại Istanbul do Rustem Umerov, hiện là thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia, dẫn đầu và bao gồm đại diện từ cơ quan tình báo quân sự Ukraine, Bộ Ngoại giao và Văn phòng Tổng thống.
Phái đoàn Nga một lần nữa do trợ lý của Putin, Vladimir Medinsky, dẫn đầu. Nhà lãnh đạo Nga đã nhiều lần từ chối tham dự trực tiếp, thay vào đó cử các quan chức cấp thấp hơn.
Trong khi Nga và Ukraine vẫn còn bất đồng về các yêu cầu trong các cuộc đàm phán, nỗ lực hòa bình đã có thêm động lực mới sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đe dọa vào ngày 14 tháng 7 rằng ông sẽ áp đặt mức thuế “nghiêm khắc” đối với Nga trừ khi nước này đồng ý chấm dứt chiến tranh trong vòng 50 ngày.
[Kyiv Independent: Ukraine, Russia carry out another prisoner swap as third round of Istanbul peace talks concludes]
5. Putin biến các cuộc biểu tình ở Ukraine thành vũ khí nhằm làm suy yếu Tổng thống Zelenskiy
Viện Nghiên cứu Chiến tranh cho biết Điện Cẩm Linh đang lợi dụng sự bất bình của người dân Ukraine trước động thái của quốc hội nước này nhằm đặt các cơ quan giám sát chống tham nhũng dưới sự kiểm soát của tổng công tố viên.
Đánh giá của nhóm chuyên gia này được đưa ra sau các cuộc biểu tình nổ ra do lo ngại rằng Cục Chống tham nhũng Quốc gia, gọi tắt là NABU và Văn phòng Công tố Chống tham nhũng Đặc biệt, gọi tắt là SAPO của Ukraine sẽ không còn có thể hoạt động độc lập để chống tham nhũng.
Các nhà phân tích Ukraine nói với Newsweek rằng động thái này sẽ phá vỡ một thập niên tiến bộ dân chủ, mặc dù Tổng thống Volodymyr Zelenskiy cho biết hôm thứ Năm rằng ông ủng hộ một dự thảo luật mới nhằm tăng cường tính độc lập của các tổ chức chống tham nhũng.
Các cuộc biểu tình nổ ra trên toàn quốc sau khi Tổng thống Zelenskiy ký một dự luật vào thứ Ba mà những người chỉ trích lên án là phá hủy sự độc lập của NABU và SAPO, trong một động thái mà tổng thống Ukraine cho biết là nhằm hạn chế ảnh hưởng của Nga.
Tuy nhiên, những người chỉ trích cho rằng luật này tước đi tính độc lập của các cơ quan chống tham nhũng, và không có tác dụng gì đối với các điệp viên Nga trong hoặc ngoài các cơ quan này. Điện Cẩm Linh có thể lợi dụng sự bất mãn này trong nội bộ Ukraine để bôi nhọ chính quyền Kyiv mà họ muốn lật đổ.
Vào thứ Ba, Tổng thống Zelenskiy đã ký một đạo luật do Verkhovna Rada hay Quốc hội Ukraine thông qua, theo đó đặt hai cơ quan chống tham nhũng chính của Ukraine dưới quyền của Tổng công tố Ukraine.
Sự việc diễn ra một ngày sau cuộc đột kích của Cơ quan An ninh Ukraine, gọi tắt là SBU và Văn phòng Tổng công tố Ukraine vào các văn phòng của NABU trong quá trình điều tra các nhân viên bị cáo buộc cộng tác với Mạc Tư Khoa.
Tổng thống Zelenskiy cho biết luật mới bảo đảm các cơ quan chống tham nhũng của Ukraine có thể hoạt động mà không chịu ảnh hưởng của Nga. Tuy nhiên, các cuộc biểu tình đã diễn ra trên khắp đất nước do lo ngại các cơ quan này sẽ không thể hoạt động độc lập.
Các quan chức và nhà tuyên truyền của Điện Cẩm Linh đã lợi dụng các cuộc biểu tình để miêu tả chính phủ Ukraine là tham nhũng và bất hợp pháp, đồng thời ngăn cản sự hỗ trợ liên tục của phương Tây dành cho Ukraine, ISW cho biết.
Mặc dù không phải là các cuộc biểu tình phản chiến, các nghị sĩ Nga và những phát ngôn nhân ủng hộ Điện Cẩm Linh tuyên bố rằng những người Ukraine phản đối luật này là phản đối việc tiếp tục chiến tranh, chính quyền ở Kyiv và bản thân Tổng thống Zelenskiy.
Nhóm nghiên cứu này cũng cho biết Điện Cẩm Linh có thể sẽ lợi dụng các cuộc biểu tình để cố gắng chia rẽ Ukraine khỏi các đồng minh với hy vọng làm suy yếu quân đội nước này.
Tuyên truyền viên của Điện Cẩm Linh trên TV, Vladimir Solovyov, đi xa đến mức tuyên bố hôm Thứ Năm, 24 Tháng Bẩy, rằng các cuộc biểu tình cho thấy người dân Ukraine bác bỏ tính hợp pháp của Tổng thống Zelenskiy. Trong một động thái được các nhà bình luận Ukraine cho là nằm mơ giữa ban ngày, Solovyov cho rằng các cuộc biểu tình cho thất người dân Ukraine công nhận “Putin là Tổng thống duy nhất hợp pháp của Ukraina”.
Nga gọi Thủ đô của Ukraine là Kiev thay vì Kyiv, và gọi Ukraine là Ukraina; khác với cách phát âm của chính người Ukraine và các nước phương Tây.
[Newsweek: Putin Weaponizes Ukrainian Protests in Bid To Undermine Zelensky]
6. Máy bay đâm vào núi khi có trẻ em trên máy bay
Một máy bay chở khách của Nga chở 49 người, bao gồm cả trẻ em, đã biến mất khỏi radar vào sáng Thứ Năm, 24 Tháng Bẩy, và sau đó được phát hiện đã rơi trên sườn núi, truyền thông nhà nước đưa tin.
Các dịch vụ khẩn cấp cho biết với RIA Novosti rằng máy bay An-24 được tìm thấy trên núi, cách Tynda 15 km (9 dặm) ở một vùng xa xôi phía bắc.
Thống đốc vùng Amur Vasily Orlov cho biết trên máy bay có 43 hành khách, bao gồm 5 trẻ em và 6 thành viên phi hành đoàn.
Thân máy bay đã được một trực thăng Mi-8 phát hiện trong một nhiệm vụ tìm kiếm sau khi máy bay biến mất khỏi radar.
“Cho đến nay, trực thăng chở đội cấp cứu vẫn chưa thể hạ cánh xuống khu vực máy bay rơi - đó là khu vực khó tiếp cận, một sườn núi”, một quan chức phát biểu với báo chí địa phương, theo TASS, hãng thông tấn nhà nước của nước này.
Chiếc máy bay khởi hành từ Blagoveshchensk—một thành phố nằm ở biên giới phía đông nam của Nga với Trung Quốc—và đang trên đường đến thị trấn Tynda ở phía bắc.
Trước đó, các quan chức đã nói với hãng thông tấn Interfax của Nga: “Chiếc máy bay An-24 đang bay theo tuyến Khabarovsk-Blagoveshchensk-Tynda. Nó đã không vượt qua được các cuộc kiểm tra an ninh gần điểm đến cuối cùng. Hiện không có liên lạc nào với máy bay.”
[Newsweek: Plane Crashes into Mountain With Children Onboard]
7. Trung Quốc bí mật cung cấp động cơ máy bay điều khiển từ xa cho Nga bất chấp lệnh trừng phạt, Reuters đưa tin
Bắc Kinh được tường trình đang lách lệnh trừng phạt của phương Tây bằng cách bí mật vận chuyển động cơ máy bay điều khiển từ xa do Trung Quốc sản xuất cho một nhà sản xuất quốc doanh của Nga, dán nhãn chúng là “thiết bị làm lạnh công nghiệp” để tránh bị phát hiện.
Theo ba quan chức an ninh Âu Châu và các tài liệu mà Reuters xem xét, hoạt động bị cáo buộc này đã giúp Nga tăng cường đáng kể sản lượng máy bay điều khiển từ xa tấn công Garpiya-A1.
Các lô hàng này đã cho phép nhà sản xuất vũ khí Nga IEMZ Kupol tăng sản lượng máy bay điều khiển từ xa Garpiya, bất chấp các lệnh trừng phạt do Mỹ và Liên Hiệp Âu Châu áp đặt vào tháng 10 nhằm phá vỡ chuỗi cung ứng của họ. Thông tin này đến từ các quan chức an ninh và một loạt tài liệu bao gồm hợp đồng, hóa đơn và giấy tờ hải quan.
Một tài liệu nội bộ của Kupol, được Reuters xem, cho biết công ty đã ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Nga để sản xuất hơn 6.000 máy bay điều khiển từ xa Garpiya trong năm nay, tăng mạnh so với mức 2.000 máy bay vào năm 2024. Tài liệu này cũng lưu ý rằng hơn 1.500 máy bay điều khiển từ xa đã được giao vào tháng 4.
Theo tuyên bố của cơ quan tình báo quân sự Ukraine gửi tới Reuters, Garpiya, một máy bay điều khiển từ xa tầm xa, đang được sử dụng để tấn công các mục tiêu dân sự và quân sự sâu trong lãnh thổ Ukraine, với khoảng 500 đơn vị được Nga điều động mỗi tháng.
Các quan chức an ninh Âu Châu yêu cầu giấu tên do tính chất nhạy cảm của thông tin và yêu cầu giữ kín một số chi tiết cụ thể trong tài liệu, chẳng hạn như ngày tháng và chi phí hợp đồng.
Vào tháng 9, Reuters đưa tin rằng Kupol đang sản xuất Garpiya bằng công nghệ Trung Quốc, bao gồm động cơ L550E do Xiamen Limbach Aviation Engine Co. sản xuất. Một tháng sau báo cáo đó, cả Liên minh Âu Châu và Hoa Kỳ đều trừng phạt một số công ty tham gia sản xuất máy bay điều khiển từ xa, bao gồm cả Xiamen.
Sau các lệnh trừng phạt này, một công ty Trung Quốc mới, Công ty Công nghệ và Thương mại Quốc tế Tây Triều Bắc Kinh, được tường trình đã tiếp quản việc cung cấp động cơ L550E cho Kupol. Điều này được chứng minh bằng các hóa đơn, thư nội bộ của Kupol và các chứng từ vận chuyển mà Reuters đã xem xét.
Trong một tuyên bố gửi tới Reuters, Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết họ không biết về việc xuất khẩu các bộ phận của Garpiya và khẳng định rằng họ kiểm soát việc bán hàng hóa có mục đích sử dụng kép ra nước ngoài theo luật pháp Trung Quốc và các nghĩa vụ quốc tế.
Tuyên bố có đoạn: “Trung Quốc luôn phản đối các lệnh trừng phạt đơn phương thiếu cơ sở luật pháp quốc tế và không được Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho phép”.
Cả Hoa Kỳ và Liên Hiệp Âu Châu đều liên tục áp đặt lệnh trừng phạt đối với các công ty ở các quốc gia thứ ba, bao gồm cả Trung Quốc, bị cáo buộc cung cấp công nghệ lưỡng dụng cho Nga. Bản thân Kupol đã bị Liên Hiệp Âu Châu trừng phạt kể từ tháng 12 năm 2022 và Hoa Kỳ trừng phạt kể từ tháng 12 năm 2023 vì liên quan đến lĩnh vực quốc phòng của Nga.
Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen dự kiến sẽ tới Trung Quốc để tham dự hội nghị thượng đỉnh với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Thủ tướng Lý Cường vào ngày 24 tháng 7, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng về việc Bắc Kinh được tường trình ủng hộ các nỗ lực chiến tranh của Nga.
Vào ngày 2 tháng 7, nhà ngoại giao hàng đầu của Liên minh Âu Châu Kaja Kallas đã thông báo với Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị rằng “sự hỗ trợ của các công ty Trung Quốc dành cho Nga trong chiến tranh gây ra mối đe dọa đối với an ninh Âu Châu” và kêu gọi Trung Quốc ngừng hoạt động thương mại giúp duy trì cỗ máy quân sự của Nga, theo một tuyên bố của Liên Hiệp Âu Châu.
Trước hội nghị thượng đỉnh vào thứ năm, một quan chức Âu Châu lưu ý rằng Liên Hiệp Âu Châu không yêu cầu Trung Quốc cắt đứt quan hệ kinh tế với Nga, mà là tăng cường kiểm soát hải quan và tài chính để hạn chế dòng chảy của các loại hàng hóa có mục đích sử dụng kép cụ thể.
Máy bay điều khiển từ xa Garpiya, có nghĩa là “harpy” trong tiếng Nga, được tường trình dựa trên máy bay điều khiển từ xa Shahed do Iran sản xuất nhưng tích hợp công nghệ Trung Quốc, theo ba nguồn tin Âu Châu. Cơ quan tình báo quân sự Ukraine xác nhận rằng các phụ tùng do Trung Quốc sản xuất trên máy bay điều khiển từ xa này bao gồm động cơ, hệ thống điều khiển và thiết bị dẫn đường.
Các tài liệu khác mà Reuters xem xét cho thấy các động cơ này đã được Xichao chuyển đến một công ty bình phong của Nga được xác định là SMP-138, sau đó công ty này lại chuyển tiếp chúng đến một công ty khác của Nga là LIBSS.
Theo Reuters, hợp đồng cung cấp động cơ cho Kupol của LIBSS nêu rõ trong tài liệu vận chuyển, chúng sẽ được mô tả là “bộ phận làm mát” do tính chất nhạy cảm của chúng. Tuyến đường giao hàng cụ thể cho các phụ tùng này là từ Bắc Kinh đến Mạc Tư Khoa, sau đó đến Izhevsk, nơi Kupol vận hành các cơ sở sản xuất.
Theo ba quan chức an ninh, mô tả về “đơn vị làm mát” này cho phép hàng hóa được xuất khẩu sang Nga mà không bị chính quyền Trung Quốc cảnh báo.
[Politico: China covertly supplying drone engines to Russia despite sanctions, Reuters reports]
8. Tổng thống Zelenskiy đảo ngược quyết định về việc các cơ quan chống tham nhũng giành quyền lực sau sự phản đối của công chúng
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskiy hôm thứ Năm đã rút lại những thay đổi gây tranh cãi của mình đối với các cơ quan chống tham nhũng của đất nước sau khi vấp phải sự phản đối trong và ngoài nước.
Vào thứ Ba, Tổng thống Zelenskiy đã ký thành luật một dự luật đặt các cơ quan chống tham nhũng của Ukraine dưới quyền của tổng công tố viên trung thành với tổng thống, mà các cơ quan này cho biết đã phá hủy tính độc lập của họ.
Hai ngày sau, Tổng thống Zelenskiy đưa ra một dự luật khác đảo ngược những thay đổi này, sau khi ông phát biểu vào tối thứ Tư rằng ông “đã lắng nghe ý kiến của công chúng”.
Dự luật này vẫn phải được quốc hội thông qua, và một số nhà hoạt động cảnh báo rằng dự luật có nguy cơ bị chính các nghị sĩ của Tổng thống Zelenskiy bác bỏ.
Sự đảo ngược chính sách diễn ra sau khi người dân Ukraine đổ ra đường biểu tình chống chính phủ lần đầu tiên kể từ khi Nga xâm lược toàn diện vào năm 2022, và các đối tác Âu Châu - lần đầu tiên kể từ năm 2022 - đã lên án hành động của Kyiv.
Các quan chức Âu Châu cảnh báo rằng việc làm suy yếu các cơ quan chống tham nhũng có thể khiến Ukraine mất đi khoản viện trợ tài chính và cơ hội gia nhập Liên minh Âu Châu.
Những người biểu tình lại tụ tập ở Kyiv vào tối thứ năm, yêu cầu quốc hội họp phải bỏ phiếu càng sớm càng tốt.
Trước đó vào thứ năm, Tổng thống Zelenskiy vẫn khăng khăng rằng các cơ quan chống tham nhũng không hiệu quả và cần được bảo vệ khỏi “ảnh hưởng của Nga” - trích dẫn cáo buộc rằng một số đặc vụ đã hợp tác với Nga, mà những người chỉ trích cho rằng chỉ là cái cớ để làm suy yếu tính độc lập của các cơ quan.
Dự luật đưa ra hôm thứ năm tước bỏ quyền hạn mới của Bộ Trưởng Tư Pháp đối với các cơ quan và đưa ra các biện pháp bảo vệ cho cơ quan thực thi pháp luật, chẳng hạn như các bài kiểm tra máy phát hiện nói dối bổ sung cho các đặc vụ.
[Politico: Zelenskyy U-turns on anti-corruption agencies power grab after public outcry]
9. Ukraine và Nga tổ chức vòng đàm phán hòa bình thứ ba tại Istanbul
Các phái đoàn Ukraine và Nga đã tổ chức vòng đàm phán hòa bình thứ ba tại Istanbul vào chiều tối ngày 23 tháng 7, cuộc họp kéo dài chưa đầy một giờ là tan hàng.
Trong các cuộc hội đàm, Ukraine đã đề xuất tổ chức hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và Putin trước cuối tháng 8, theo Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Rustem Umerov, người dẫn đầu phái đoàn Ukraine.
Phái đoàn cũng bao gồm Chánh Văn phòng Tổng thống Andriy Yermak, Thứ trưởng Ngoại giao thứ nhất Sergiy Kyslytsya và Phó giám đốc tình báo quân sự Vadym Skybytskyi.
“Chúng tôi đang giải quyết các vấn đề ưu tiên. Ưu tiên của chúng tôi luôn là con người, ngừng bắn và gặp gỡ các nhà lãnh đạo”, ông Umerov phát biểu sau cuộc hội đàm, đồng thời cho biết thêm rằng Ukraine và Nga đã đồng ý tiến hành một cuộc trao đổi nhân đạo với sự tham gia của hơn 1.200 người.
Theo Yermak, Ukraine đã vạch ra rõ ràng các ưu tiên của mình, bao gồm lệnh ngừng bắn, chấm dứt hoàn toàn các cuộc tấn công vào cơ sở hạ tầng dân sự và “im lặng” trên toàn bộ tiền tuyến. “Đây chính là nơi con đường dẫn đến hòa bình thực sự phải bắt đầu”, ông nói thêm trong bài đăng trên X.
Tổng thống Zelenskiy trước đó cũng xác định việc trả lại trẻ em Ukraine bị bắt cóc và lệnh ngừng bắn ngay lập tức là những ưu tiên chính trong các cuộc đàm phán.
Vladimir Medinsky, trợ lý của Putin và là trưởng đoàn Nga, cho biết Mạc Tư Khoa đề xuất thành lập ba nhóm công tác để họp trực tuyến và giải quyết các vấn đề chính trị, quân sự và nhân đạo. Bình luận về khả năng tổ chức một cuộc họp giữa các nhà lãnh đạo, Medinsky cho biết điều quan trọng trước tiên là xác định các chủ đề thảo luận.
Phái đoàn Nga cho biết họ đề xuất lệnh ngừng bắn ngắn hạn trong vòng 24–48 giờ để thu hồi những người bị thương và thi thể của những người lính đã hy sinh.
Mạc Tư Khoa cũng đề nghị trao trả hài cốt của 3.000 binh sĩ Ukraine thông qua Hội Hồng Thập Tự “khi Kyiv sẵn sàng”. Phái đoàn của Medinsky cũng tuyên bố khoảng 30 thường dân từ vùng Kursk của Nga, được tường trình đã bị đưa vào Ukraine, vẫn chưa được trả về và kêu gọi Kyiv làm rõ tình trạng của họ.
Medinsky cho biết Nga đã hoàn tất việc giải quyết danh sách trẻ em Ukraine được đệ trình trong vòng đàm phán trước. Ông khẳng định trẻ em Ukraine tại Nga “đang được nhà nước giám sát, được chăm sóc đầy đủ và an toàn tại các cơ sở chăm sóc trẻ em phù hợp”.
Bình luận về vòng đàm phán hòa bình thứ ba, Yermak cho biết rằng “...Rõ ràng là Nga vẫn chưa sẵn sàng chấm dứt chiến tranh — nhưng vẫn còn thời gian để xem xét lại và chấm dứt sự điên rồ này.”
Trước cuộc họp của các phái đoàn, nhóm của Umerov đã có cuộc hội đàm với Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan tại Ankara.
Cuộc họp ngày 23 tháng 7 diễn ra sau các vòng đàm phán trước đó vào ngày 16 tháng 5 và ngày 2 tháng 6, sau hơn ba năm không có các cuộc đàm phán chính thức. Mặc dù tiến triển còn hạn chế, cả hai bên đã đàm phán được một số cuộc trao đổi tù binh kể từ khi nối lại đàm phán.
Trong khi Tổng thống Zelenskiy bày tỏ sự sẵn sàng cho các cuộc đàm phán trực tiếp, Putin đã nhiều lần từ chối tham gia trực tiếp mà thay vào đó cử các quan chức cấp thấp hơn tham gia.
Các cuộc đàm phán hòa bình, vốn có khoảng cách lớn giữa các yêu cầu của hai bên, đã được tiếp thêm sức mạnh sau lời cảnh báo của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump vào ngày 14 tháng 7 rằng ông sẽ áp đặt mức thuế quan “nghiêm khắc” đối với Nga trừ khi nước này đồng ý chấm dứt chiến tranh trong vòng 50 ngày.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov đã tái khẳng định rằng mục tiêu chiến tranh của Mạc Tư Khoa vẫn không thay đổi, phản ánh sự miễn cưỡng của Nga trong việc nhượng bộ trước những yêu cầu tối đa của mình.
Ukraine đã đề xuất lệnh ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày trong cả hai vòng đàm phán - một lập trường được Hoa Kỳ ủng hộ - nhưng cho đến nay Nga vẫn bác bỏ đề xuất này.
Vào ngày 7 tháng 7, Kyslytsya nói với tờ Kyiv Independent rằng đường lối của Nga tại các cuộc họp ở Istanbul giống như tối hậu thư hơn là các cuộc đàm phán thực sự.
[Kyiv Independent: Ukraine, Russia hold third round of peace talks in Istanbul]
10. Chỉ huy lữ đoàn cảnh sát tinh nhuệ của Ukraine tử nạn trong vụ tai nạn xe hơi
Đại tá Maksym Kazban, chỉ huy Lữ đoàn tấn công “Liut” của Cảnh sát Quốc gia Ukraine, đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn xe hơi ở Tỉnh Donetsk, Cảnh sát Quốc gia Ukraine đưa tin hôm Thứ Tư, 23 Tháng Bẩy.
Kazban là một sĩ quan kỳ cựu, người đã chỉ huy một đội hình tiền tuyến độc đáo gồm các lực lượng cảnh sát tinh nhuệ của Ukraine.
Lữ đoàn Liut, tên chính thức là Lữ đoàn tấn công thống nhất của Cảnh sát quốc gia, được thành lập để đối phó với cuộc xâm lược toàn diện của Nga và đã tham gia vào một số trận chiến ác liệt nhất của cuộc chiến.
Nhà lãnh đạo Cảnh sát Quốc gia Ukraine, Ivan Vyhivskyi, gọi cái chết của Kazban là “mất mát không thể bù đắp” và mô tả anh là một người đàn ông danh dự và dũng cảm, “một chiến binh thực sự và là người yêu nước của đất nước mình”.
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã bày tỏ lời chia buồn về sự ra đi của Kazban trong bài phát biểu buổi tối, cho biết Bộ trưởng Nội vụ Ihor Klymenko đã báo cáo về hoàn cảnh cái chết của vị chỉ huy.
“Đây là một mất mát đau đớn. Ông ấy là một chiến binh mạnh mẽ, tận tụy với Ukraine và sự nghiệp bảo vệ đất nước”, Tổng thống Zelenskiy nói.
“Ông đã chiến đấu cho Ukraine từ năm 2014, phục vụ trong Lực lượng Tấn công Đường không và lực lượng đặc nhiệm của Cơ quan An ninh. Ông nắm quyền chỉ huy Lữ đoàn Lục quân vào năm 2024, và Lữ đoàn này đã nhận được nhiều lời khen ngợi vì những hành động dưới sự lãnh đạo của ông.”
Theo Lữ đoàn Liut, Kazban bắt đầu sự nghiệp quân sự của mình với Lữ đoàn Dù số 79, tham gia vào các trận chiến quan trọng trong cuộc xâm lược ban đầu của Nga vào miền đông Ukraine.
Kazban sau đó gia nhập Trung tâm tác chiến đặc biệt “A” của Cơ quan an ninh Ukraine, gọi tắt là SBU, nơi anh tham gia nhiều nhiệm vụ chiến đấu chống lại lực lượng ủy nhiệm của Nga ở miền đông Ukraine vào năm 2015.
Lữ đoàn cho biết Kazban đã đóng vai trò chỉ huy trong một chiến dịch đặc biệt gần Chornobaivka ở tỉnh Kherson vào năm 2022 gây ra tổn thất đáng kể cho lực lượng Nga.
Kazban trở thành phó chỉ huy đầu tiên của Lữ đoàn Liut sau khi cuộc chiến tranh toàn diện nổ ra vào tháng 7 năm 2023. Ông đã tổ chức nhiều nhiệm vụ tấn công và giám sát các hoạt động dẫn đến việc giải phóng Klishchiivka ở Tỉnh Donetsk.
Kazban được bổ nhiệm làm chỉ huy Lữ đoàn vào tháng 9 năm 2024. Dưới sự lãnh đạo của ông, lữ đoàn là một trong những đơn vị đầu tiên chiến đấu với lực lượng Nga tại khu vực Toretsk ở tỉnh Donetsk, chịu đựng một số trận chiến ác liệt nhất mà không để mất “một mét đất nào”, theo lữ đoàn.
Vị chỉ huy đã nhận được nhiều giải thưởng cho công lao của mình, bao gồm Huân chương Bohdan Khmelnytskyi (hạng 2 và hạng 3), Huân chương “Vì nghĩa vụ quân sự với Ukraine”, Huy hiệu SBU “Vì lòng dũng cảm” và “Thập tự thép” của Tổng tư lệnh. Ông cũng đã hai lần được trao tặng vũ khí danh dự.
“Maksym Kazban là một sĩ quan mẫu mực, một người đàn ông danh dự, một vị chỉ huy kiên cường, người đã lãnh đạo, gánh vác trách nhiệm và luôn ở bên cạnh binh lính của mình — cả trên chiến trường lẫn trong cuộc sống,” lữ đoàn cho biết trong một tuyên bố. “Ông ấy xứng đáng được tôn trọng, tin tưởng và ngưỡng mộ. Sự mất mát của ông ấy được toàn thể gia đình Liut vô cùng cảm thông.”
[Kyiv Independent: Commander of Ukraine's elite police-formed brigade dies in car crash]
Chưa sợ: Iran uy hiếp chiến hạm Mỹ. Gián điệp cho Nga, Iran bị bắt. NATO bắn hỏa tiễn chặn tàu TQ
VietCatholic Media
15:07 25/07/2025
1. Hải quân Iran đối đầu với tàu khu trục Mỹ ở Vịnh Oman
Iran đã điều động một trực thăng hải quân để cảnh báo một tàu khu trục của Hải quân Hoa Kỳ ở Vịnh Oman, truyền thông nhà nước nước này đưa tin, trong một cuộc đụng độ mà Tehran cho biết đã buộc tàu Mỹ phải rút lui.
Sự việc diễn ra trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa Washington và Tehran. Hoa Kỳ đã tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran vào tháng 6, tạm thời tham gia cuộc chiến 12 ngày của Israel nhằm vô hiệu hóa năng lực làm giàu uranium của Tehran.
Tổng thống Trump thúc giục Tehran tham gia các cuộc đàm phán hạt nhân mới, cảnh báo rằng Hoa Kỳ sẽ tấn công lần nữa nếu Iran tìm cách xây dựng lại các cơ sở. Ông tuyên bố Iran không bao giờ được phép chế tạo bom hạt nhân, điều mà Tehran phủ nhận đang tìm cách thực hiện.
Hãng thông tấn Tasnim đưa tin vụ đối đầu xảy ra vào khoảng 10 giờ sáng giờ địa phương ngày thứ Tư, 23 tháng 7 và có sự tham gia của tàu USS Fitzgerald.
Bản tin cho biết tàu khu trục đã đe dọa sẽ nhắm vào trực thăng Iran nếu nó không rời khỏi khu vực. Tuy nhiên, Tasnim cho biết phi công trực thăng vẫn kiên trì, và cuối cùng tàu USS Fitzgerald đã đổi hướng.
Tasnim, hãng thông tấn có liên hệ với Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran, gọi tắt là IRGC, đã chia sẻ một video mà họ cho là ghi lại vụ việc.
Iran sử dụng ảnh hưởng của mình đối với các tuyến đường thủy lân cận làm đòn bẩy chiến lược. Vị trí dọc theo Vịnh Ba Tư, Eo biển Hormuz và Vịnh Oman cho phép nước này phá vỡ các tuyến đường vận chuyển chính và giáng những đòn kinh tế đau đớn.
Các cường quốc phương Tây như Hoa Kỳ và Liên minh Âu Châu tuần tra khu vực này để ngăn chặn Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này, chẳng hạn như Houthis ở Yemen, tấn công các tàu thương mại và để trấn an các đồng minh trong khu vực, những nước xuất khẩu dầu và khí đốt qua các tuyến đường này.
Trong cuộc chiến gần đây với Israel, Iran đã đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz, nơi có khoảng 1/5 lượng dầu khí thương mại của thế giới được vận chuyển qua, một động thái có thể khiến giá năng lượng tăng vọt.
Nhà đàm phán hạt nhân hàng đầu của Iran cho biết nước này sẽ cân nhắc việc rút khỏi một hiệp ước quan trọng về ngăn chặn sự phổ biến vũ khí hạt nhân nếu các cường quốc Âu Châu tái áp đặt các lệnh trừng phạt quốc tế đối với Cộng hòa Hồi giáo này.
Kazem Gharibabadi, đồng thời là thứ trưởng ngoại giao phụ trách các vấn đề pháp lý và quốc tế của Iran, đã đưa ra những bình luận này trong cuộc họp báo với các nhà báo tại New York, trước cuộc gặp sắp tới của ông tại Thổ Nhĩ Kỳ với đại diện của Pháp, Đức và Vương quốc Anh.
Mặc dù Hoa Kỳ đã rút khỏi Kế hoạch hành động toàn diện chung, gọi tắt là JCPOA năm 2015 dưới thời chính quyền đầu tiên của Tổng thống Trump vào năm 2018, ba quốc gia Âu Châu vẫn là bên tham gia thỏa thuận này, cũng như Iran.
Bộ ba này đã cảnh báo rằng họ sẽ bắt đầu áp đặt lệnh trừng phạt đáp trả đối với Tehran nếu không đạt được thỏa thuận vào cuối tháng 8.
[Newsweek: Iran Navy Confronts US Destroyer in Gulf of Oman]
2. Máy bay điều khiển từ xa của Nga được trang bị công nghệ Trung Quốc gây nhiều tranh cãi
Một mô hình máy bay điều khiển từ xa dự kiến phục vụ nỗ lực chiến tranh của Nga bao gồm các thành phần từ một công ty Trung Quốc, trước đó đã tuyên bố sẽ không cung cấp thiết bị trong cuộc chiến ở Ukraine.
Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine, gọi tắt là DIU cho biết họ đã phát hiện một loại máy bay điều khiển từ xa mới mà Mạc Tư Khoa sẽ sử dụng, tương tự như máy bay điều khiển từ xa Shahed-136 do Iran sản xuất, mặc dù nhỏ hơn nhiều.
Báo cáo cho biết gần một nửa số phụ tùng này đến từ một công ty Trung Quốc, là công ty CUAV Technology, công ty đã công bố vào tháng 10 năm 2022 các hạn chế đối với sản phẩm của mình đối với Ukraine và Nga, hạn chế việc sử dụng chúng cho mục đích quân sự.
Nga đang đẩy mạnh sản xuất máy bay điều khiển từ xa khi tiếp tục ném bom cơ sở hạ tầng của Ukraine và sử dụng thiết bị này trên chiến trường.
Một video tuyên truyền giới thiệu một nhà máy sản xuất máy bay điều khiển từ xa gần Kazan ở khu vực Tatarstan, được mô tả là lớn nhất thế giới, trong bối cảnh Bộ Quốc phòng Đức cảnh báo rằng Nga có thể phóng 2.000 thiết bị này chỉ trong một đêm vào tháng 11.
Trung Quốc luôn phủ nhận việc cung cấp máy bay điều khiển từ xa hoặc phụ tùng vũ khí cho Nga, nhưng các báo cáo cho biết các công ty của nước này đang đóng góp vào nỗ lực này sẽ đặt ra câu hỏi về hiệu quả của các lệnh trừng phạt thứ cấp.
DIU đã tiết lộ trên cổng thông tin về chiến tranh và trừng phạt, trong đó nêu chi tiết các thành phần vũ khí nước ngoài, hoạt động bên trong của một máy bay điều khiển từ xa mới của Nga mà họ cho biết Mạc Tư Khoa sử dụng như một thiết bị trinh sát và mồi nhử để phát hiện vị trí của phòng không Ukraine.
Báo cáo cho biết mẫu thiết bị có tên UAV CBTS.611000 có thân máy bay hình tam giác tương tự nhưng nhỏ hơn Shahed-136 mà Nga gọi là Geran-2, là máy bay điều khiển từ xa do Iran thiết kế, đã gây ra sự tàn phá ở Ukraine.
DIU cho biết mọi phụ tùng đều có nguồn gốc từ Trung Quốc, gần một nửa trong số đó đến từ một công ty duy nhất, CUAV Technology. Các phụ tùng này bao gồm bộ điều khiển bay với chế độ lái tự động, các mô-đun dẫn đường và ăng-ten, cùng một cảm biến tốc độ không khí. DIU cho biết thêm rằng máy bay điều khiển từ xa có thể mang đầu đạn nặng tới 15 kg.
DIU cho biết vào tháng 10 năm 2022 rằng CUAV Technology đã công bố các hạn chế trong việc cung cấp sản phẩm của mình cho Ukraine và Nga.
Thiếu tướng Đức Christian Freuding phát biểu trong một podcast rằng Trung Quốc hiện đã ngừng hoàn toàn việc xuất khẩu phụ tùng máy bay điều khiển từ xa sang Ukraine; nhưng đang tích cực cung cấp cho Nga.
Oleh Alexandrov, phát ngôn viên của cơ quan tình báo nước ngoài của Ukraine, cũng nói với Politico rằng các nhà sản xuất Trung Quốc sẽ tiếp tục cung cấp cả phụ tùng lẫn máy bay điều khiển từ xa cho Nga.
Ông cho biết điều này sẽ bao gồm việc cung cấp phần cứng, thiết bị điện tử, hệ thống định vị, quang học và đo từ xa, động cơ, vi mạch, mô-đun bộ giải quyết, hệ thống trường ăng-ten, bảng điều khiển và hệ thống định vị.
[Newsweek: Russia Drones Equipped With Chinese Technology Raise Eyebrows]
3. Hoa Kỳ phê duyệt gói hỗ trợ 172 triệu đô la cho hệ thống phòng không của Ukraine
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đã phê duyệt một thỏa thuận bán vũ khí quân sự tiềm năng cho Ukraine để duy trì hệ thống hỏa tiễn HAWK Giai đoạn III, bao gồm các thiết bị và dịch vụ liên quan, với chi phí ước tính 172 triệu đô la. Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng, gọi tắt là DSA đã chính thức thông báo cho Quốc hội về việc cấp phép cần thiết.
Đối với hệ thống hỏa tiễn HAWK – một loại hỏa tiễn đất đối không tầm trung có khả năng phòng không chống lại máy bay bay ở độ cao thấp đến trung bình – Ukraine đã yêu cầu một loạt các thiết bị và dịch vụ liên quan đến duy trì.
Gói viện trợ bao gồm xe tải chở hàng năm tấn, phụ tùng thay thế, và dịch vụ tân trang, đại tu các đơn vị phòng không. Gói viện trợ cũng cung cấp bộ dụng cụ, thiết bị kiểm tra và các hạng mục hỗ trợ bổ sung, cùng với tài liệu kỹ thuật, đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cũng như hỗ trợ thực địa từ chính phủ Hoa Kỳ và đại diện nhà thầu.
Ngoài ra, đợt bán hàng còn cung cấp các thùng chứa và thiết bị lưu trữ phụ tùng, phụ tùng hỏa tiễn MIM-23 HAWK, dịch vụ sửa chữa hỏa tiễn và các yếu tố hỗ trợ hậu cần và chương trình khác, theo thông báo được công bố vào ngày 23 tháng 7.
Việc bán vũ khí được đề xuất nhằm mục đích tăng cường năng lực tự vệ của Ukraine, mà các quan chức Hoa Kỳ cho rằng sẽ nâng cao khả năng chống lại các mối đe dọa hiện tại và tương lai. Nó cũng được kỳ vọng sẽ củng cố an ninh khu vực mà không làm thay đổi cán cân quân sự chung trong khu vực.
Bộ Ngoại giao xác nhận việc bán hàng này sẽ không gây tác động tiêu cực đến khả năng sẵn sàng phòng thủ của Hoa Kỳ.
Các nhà thầu chính cho thương vụ mua bán tiềm năng này bao gồm Sielman Corporation (Volos, Hy Lạp), RTX Corporation, trước đây gọi là Raytheon (Andover, Massachusetts), và PROJECTXYZ (Huntsville, Alabama). Cho đến nay, chưa có thỏa thuận bù trừ nào được xác định, mặc dù chúng có thể được đàm phán sau giữa bên mua và các nhà thầu.
Việc thực hiện sẽ yêu cầu khoảng năm đại diện chính phủ Hoa Kỳ và 15 nhân viên nhà thầu phải đi công tác tạm thời tới Ukraine.
Bộ Ngoại giao cũng đã phê duyệt gói viện trợ tiềm năng trị giá 150 triệu đô la cho Ukraine, bao gồm xe chiến đấu bộ binh Bradley và khả năng bảo trì, sửa chữa và đại tu của chúng.
[Kyiv Independent: US approves possible $172 million support package for Ukraine’s air defense system]
4. Bộ Tư pháp: Gián điệp Trung Quốc đánh cắp công nghệ hỏa tiễn bí mật của Hoa Kỳ
Một kỹ sư đã nhận tội vào thứ Hai vì đánh cắp bí mật thương mại quân sự từ một nhà thầu quốc phòng ở Nam California.
Newsweek đã liên hệ với Đại sứ quán Trung Quốc tại Washington, DC để bình luận qua email ngoài giờ hành chính.
Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh các quan chức Hoa Kỳ ngày càng mất lòng tin vào Trung Quốc, do các hoạt động tấn công mạng có liên quan đến nhà nước, đánh cắp tài sản trí tuệ công nghệ cao và các vụ án gián điệp nổi cộm của đối thủ Đông Á này.
Chính sách hợp nhất quân sự-dân sự của Trung Quốc - bảo đảm rằng những tiến bộ công nghệ và nghiên cứu trong lĩnh vực dân sự được chia sẻ với Quân đội Giải phóng Nhân dân - cũng khiến Washington lo ngại và thúc đẩy các nỗ lực đối phó như lệnh hạn chế xuất khẩu chip tiên tiến sang nước này hiện nay.
Theo tuyên bố từ Văn phòng Luật sư Hoa Kỳ tại Quận trung tâm California, Cung Thần Quang (Chenguang Gong, 宫晨光) 59 tuổi, công dân mang hai quốc tịch Hoa Kỳ và Trung Quốc, đã thừa nhận đã chuyển hơn 3.600 tập tin vào thiết bị cá nhân trong thời gian ngắn làm việc tại công ty.
Quang được nhà thầu quốc phòng thuê vào Tháng Giêng năm 2023 với tư cách là người quản lý thiết kế mạch tích hợp ứng dụng cụ thể và được giao nhiệm vụ thiết kế, phát triển và xác minh các cảm biến hồng ngoại.
Các vụ chuyển giao trái phép diễn ra trong khoảng thời gian từ ngày 30 tháng 3 đến ngày 26 tháng 4 năm 2023, bao gồm bản thiết kế các cảm biến tiên tiến dành cho các hệ thống trên không gian nhằm phát hiện và giám sát hỏa tiễn siêu thanh, hỏa tiễn đạn đạo và hỏa tiễn hạt nhân. Các tệp khác chứa thiết kế các cảm biến được sử dụng để cảnh báo máy bay chiến đấu của Hoa Kỳ về hỏa tiễn tầm nhiệt đang bay tới và gây nhiễu tín hiệu theo dõi hồng ngoại của chúng.
Những bí mật thương mại bị đánh cắp, trị giá hàng triệu đô la, bao gồm các tập tin được đánh dấu rõ ràng là “độc quyền” và “chỉ dành cho mục đích sử dụng chính thức”. Hơn 1.800 tập tin đã được chuyển giao sau khi Gong đã nhận một vị trí tại một trong những đối thủ cạnh tranh của công ty.
Trong khi Quang chỉ nhận tội trộm cắp, các công tố viên cho biết từ năm 2014 đến năm 2022, anh ta đã làm việc tại một số công ty công nghệ lớn của Hoa Kỳ và nhiều lần nộp đơn xin tham gia “Chương trình Tài năng” của chính phủ Trung Quốc.
Những sáng kiến này tuyển dụng các nhà khoa học và kỹ sư nước ngoài để giúp chuyển giao chuyên môn và công nghệ trở lại Trung Quốc, bao gồm cả mục đích quân sự.
Ví dụ, khi làm việc tại một công ty công nghệ Hoa Kỳ ở Dallas vào năm 2015, Gong đã gửi một đề xuất kinh doanh tới một tổ chức công nghệ cao của Trung Quốc tập trung vào các hàng hóa có mục đích sử dụng kép, nêu chi tiết kế hoạch phát triển các cảm biến và bộ chuyển đổi tín hiệu analog sang kỹ thuật số cùng loại với loại mà công ty Hoa Kỳ của anh đang sản xuất.
Ông cũng đã đến Trung Quốc nhiều lần để nỗ lực bảo đảm nguồn tài trợ cho Chương trình Tài năng dành cho những người chuyển đổi, nhấn mạnh đến tiềm năng quân sự của họ.
Trong một email năm 2019 được Văn phòng Luật sư Hoa Kỳ trích dẫn, Quang cho biết ông đã “mạo hiểm” với những chuyến đi Trung Quốc này và nhấn mạnh rằng ông có thể “làm điều gì đó” để đóng góp cho “mạch tích hợp quân sự cao cấp” của Trung Quốc.
[Newsweek: China Spy Stole Secret US Missile Tech: DOJ]
5. Gián điệp cho Nga và Iran bị vạch mặt tại Đại sứ quán Hoa Kỳ
Một cựu nhân viên bảo vệ tại Đại sứ quán Hoa Kỳ ở Oslo, Na Uy, đã bị buộc tội làm gián điệp cho Nga và Iran, đài truyền hình quốc gia NRK đưa tin, trích dẫn thông tin từ văn phòng công tố viên quốc gia tại quốc gia đồng minh NATO này.
Sự việc diễn ra trong bối cảnh Hoa Kỳ và các đồng minh trong NATO đang cố gắng gia tăng áp lực buộc Nga chấm dứt cuộc xâm lược Ukraine, và Washington đang bất đồng với Tehran về vấn đề chương trình hạt nhân của Iran. Iran và Nga là đồng minh chống lại phương Tây.
Người đàn ông Na Uy này bị cáo buộc cung cấp thông tin chi tiết về nhân viên đại sứ quán, nhà ngoại giao và gia đình của họ, cũng như sơ đồ mặt bằng của đại sứ quán, các biện pháp an toàn, ảnh chụp các cơ sở và khách đến thăm đại sứ quán cho những người điều phối người Nga và Iran của ông ta.
Các công tố viên cho biết trong bản cáo trạng rằng hành vi bị cáo buộc của người đàn ông này đã làm tăng nguy cơ cho những cá nhân mà anh ta chia sẻ thông tin, tăng những mối âu lo cho đại sứ quán và lợi ích an ninh của Mỹ. Bản cáo trạng cho biết những người điều phối đã trả tiền cho anh ta bằng bitcoin và euro.
John Christian Elden, luật sư của công ty luật Elden Law, đại diện cho người đàn ông bị cáo buộc, cho biết thân chủ của họ “thừa nhận những tình tiết thực tế nhưng phủ nhận mọi tội danh hình sự”.
Elden cho biết trong một tuyên bố gửi tới Newsweek: “Vụ việc này chủ yếu liên quan đến các diễn giải pháp lý—cụ thể là liệu thông tin đang được đề cập có được bảo mật theo luật hay không và ở mức độ nào có thể gây tổn hại đến các lợi ích quốc gia cơ bản”.
Phát ngôn nhân của đại sứ quán Nga tại Oslo nói với Newsweek rằng họ không có bình luận nào khác ngoài việc “tất cả các phái bộ ngoại giao, bao gồm cả phái bộ của Hoa Kỳ, phải được bảo vệ và bảo đảm an ninh một cách đáng tin cậy theo Điều 22 của Công ước Vienna về Quan hệ ngoại giao năm 1961”.
Newsweek đã liên hệ với văn phòng báo chí của Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Na Uy để xin bình luận. Newsweek cũng đã liên hệ với đại sứ quán Hoa Kỳ và Iran tại Oslo để xin bình luận.
Danh sách trừng phạt cũng bao gồm 18 sĩ quan mà Anh cho biết đã giúp lên kế hoạch tấn công bằng bom vào một nhà hát ở miền nam Ukraine vào năm 2022 và nhắm vào gia đình của một cựu điệp viên Nga, người sau đó bị đầu độc bằng chất độc thần kinh.
Ngoại trưởng Anh David Lammy cho biết: “Các điệp viên GRU đang tiến hành một chiến dịch nhằm gây bất ổn cho Âu Châu, phá hoại chủ quyền của Ukraine và đe dọa sự an toàn của công dân Anh”.
NATO cũng lên án các cuộc tấn công mạng của Nga, tuyên bố rằng “chúng tôi sẽ đáp trả những cuộc tấn công này vào thời điểm và theo cách thức do chúng tôi lựa chọn, phù hợp với luật pháp quốc tế và phối hợp với các đối tác quốc tế, bao gồm cả Liên Hiệp Âu Châu”.
[Newsweek: Alleged Spy for Russia and Iran Unmasked at US Embassy]
6. Quân đội Hoa Kỳ lên kế hoạch điều động máy bay điều khiển từ xa Reaper gần Trung Quốc và Bắc Hàn
Hoa Kỳ được tường trình sẽ điều động máy bay điều khiển từ xa trinh sát vũ trang MQ-9, thường được gọi là Reaper, tới Nam Hàn trong bối cảnh mối đe dọa ngày càng gia tăng từ Trung Quốc và Bắc Hàn.
Phi đoàn Không quân số 7 của Hoa Kỳ - đơn vị chỉ huy các hoạt động không quân ở Nam Hàn - nói với Newsweek rằng họ không thể thảo luận về các hoạt động tiềm năng hoặc đã lên kế hoạch như một vấn đề chính sách.
Newsweek đã liên hệ với Bộ Quốc phòng Trung Quốc qua email để xin bình luận. Đại sứ quán Bắc Hàn tại Trung Quốc chưa trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận bằng văn bản.
Sau Chiến tranh Bắc Hàn và việc ký kết hiệp ước phòng thủ chung, quân đội Hoa Kỳ có khoảng 28.500 nhân sự—cùng với các vũ khí liên quan như máy bay chiến đấu—ở Nam Hàn để ngăn chặn các hành động khiêu khích và tấn công từ Bắc Hàn, quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân.
Trong khi phải đối mặt với mối đe dọa quân sự ngày càng gia tăng từ Bắc Hàn - bao gồm cả việc phát triển máy bay điều khiển từ xa rất giống máy bay Reaper của Mỹ - Nam Hàn cũng bị thách thức bởi các hoạt động hàng hải của Trung Quốc tại vùng biển tranh chấp giữa hai nước.
Trích lời các quan chức quân sự, tờ báo Nam Hàn The Chosun Daily đưa tin hôm Thứ Ba, 22 Tháng Bẩy, rằng, bắt đầu từ tháng 9, máy bay điều khiển từ xa MQ-9 dự kiến sẽ được điều động luân phiên kéo dài ba tháng tại Nam Hàn, trong thời gian đó, máy bay sẽ đồn trú tại Căn cứ Không quân Kunsan.
Máy bay điều khiển từ xa Reaper, được thiết kế để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau—từ tình báo, giám sát và trinh sát đến tấn công chính xác—đã được sử dụng trong các cuộc tập trận được tổ chức tại Nam Hàn, bao gồm cuộc tập trận bắn đạn thật đầu tiên trên Bán đảo Triều Tiên vào tháng 4 năm 2024.
“Nhân viên của chúng tôi được trang bị và chuẩn bị để thực hiện nhiệm vụ một cách chính xác và chuyên nghiệp”, Không quân số 7 của Hoa Kỳ nói với Newsweek, đồng thời cho biết thêm rằng đơn vị này vẫn trong tình trạng sẵn sàng đồng thời duy trì và củng cố liên minh với Nam Hàn.
Theo báo cáo, nếu được xác nhận, kế hoạch điều động này sẽ đánh dấu thời gian hoạt động dài nhất của máy bay điều khiển từ xa Mỹ tại quốc gia đồng minh này cho đến nay. Động thái này diễn ra trong bối cảnh Không quân Hoa Kỳ chuẩn bị hoàn tất việc rút các máy bay tấn công A-10 đóng tại Nam Hàn vào ngày 30 tháng 9.
Một quan chức quân sự Nam Hàn chia sẻ với tờ The Chosun Daily rằng việc thay thế máy bay tấn công A-10 - được thiết kế để chống lại các xe thiết giáp như xe tăng - bằng một nền tảng trên không tập trung vào giám sát phản ánh ý định của Ngũ Giác Đài nhằm ngăn chặn cả Bắc Hàn và Trung Quốc.
Theo Không quân Hoa Kỳ, Reaper được điều khiển từ xa bởi một phi công và một nhân viên vận hành cảm biến, với tầm bay 1.150 dặm. Máy bay điều khiển từ xa này có khả năng mang theo tải trọng lên tới 3.750 pound hay khoảng 1.750 kg, bao gồm tám hỏa tiễn không đối đất dẫn đường bằng laser Hellfire.
[Newsweek: US Military Plans Reaper Drone Operations Near China, North Korea]
7. Máy bay do thám của Mỹ quét sườn phía Tây của Nga
Dữ liệu theo dõi chuyến bay cho thấy một máy bay do thám của Hoa Kỳ đã bay qua sườn phía bắc của NATO - gần các căn cứ quân sự lớn ở tây bắc nước Nga, đánh dấu chuyến bay mới nhất của máy bay do thám NATO gần lãnh thổ Nga.
Một máy bay RC-135V Rivet Joint của Không quân Hoa Kỳ, gọi tắt là USAF đã cất cánh từ một căn cứ ở miền đông nước Anh vào hôm Thứ Năm, 24 Tháng Bẩy, cho chuyến bay kéo dài khoảng 12 giờ, đầu tiên bay về phía bắc qua Na Uy trước khi đến gần khu vực Murmansk của Nga, dữ liệu từ nền tảng theo dõi chuyến bay công khai FlightRadar24 cho thấy.
Chiếc máy bay đã đến khu vực phía đông bắc thị trấn Severomorsk của Nga trước khi quay trở lại và trở về Anh qua Phần Lan, các quốc gia Baltic nằm sát Nga, Ba Lan, Đức và sau đó là Hòa Lan. Dữ liệu theo dõi cho thấy máy bay bay vòng quanh vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga, một phần lãnh thổ Nga nằm giữa Lithuania và Ba Lan.
Khu vực Murmansk, tây bắc Nga, giáp với Phần Lan, thành viên NATO, và là nơi đặt Hạm đội Phương Bắc hùng mạnh của nước này. Hạm đội Phương Bắc đóng vai trò quan trọng trong kho vũ khí hạt nhân của Nga.
Nga có một số căn cứ quân sự và phi trường xung quanh thành phố Murmansk và Severomorsk gần đó, nơi đặt trụ sở chính của Hạm đội phương Bắc và một căn cứ tàu ngầm lớn.
Căn cứ không quân Olenya, nơi có các máy bay ném bom tầm xa của Nga, nằm ở phía bắc Severomorsk, và trong những năm gần đây, Nga đã hiện đại hóa căn cứ không quân hải quân Severomorsk-1. Gadzhiyevo, một căn cứ tàu ngầm lớn khác, nằm ở phía bắc Murmansk và Severomorsk.
Trong những tuần gần đây, cả Hoa Kỳ và Anh đều đã vận hành máy bay Rivet Joint ở Đông Âu. Một chiếc RC-135 của Không quân Hoàng gia Anh, gọi tắt là RAF đã bay theo đường bay gần như giống hệt nhau qua Âu Châu đến Murmansk vào tuần trước.
Máy bay Boeing RC-135 thu thập thông tin tình báo tín hiệu, gọi tắt là SIGINT, có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, chẳng hạn như tin nhắn văn bản hoặc dữ liệu từ vũ khí và hệ thống radar. Các phiên bản RC-135 đã được quân đội Hoa Kỳ sử dụng trong nhiều thập niên.
Chiếc USAF Rivet Joint, được FlightRadar24 xác định bằng mã hiệu “JAKE 17”, cất cánh từ căn cứ Mildenhall của Anh lúc 7 giờ sáng giờ địa phương vào hôm thứ Năm và hạ cánh trở lại căn cứ đó ngay sau 7 giờ tối giờ Anh.
Olli Suorsa, phó giáo sư về an ninh nội địa tại Học viện Rabdan có trụ sở tại Abu Dhabi thuộc sở hữu của chính phủ, trước đây đã chia sẻ với Newsweek rằng: “Gần đây, phi đội RC-135 của Không quân Hoa Kỳ đang phải chịu áp lực rất lớn với nhu cầu thu thập thông tin tình báo khẩn cấp tại biên giới Hoa Kỳ-Mexico, Đông Á, Đông Âu và Trung Đông”.
[Newsweek: US Spy Plane Sweeps Russia's Western Flank]
8. Tàu chiến NATO bắn hỏa tiễn diệt hạm để cảnh cáo Trung Quốc
Một tàu chiến của Canada - hiện đang được điều động tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương cùng các đồng minh NATO - đã thử nghiệm khả năng đánh chìm tàu địch vào đầu tháng này trong một cuộc tập trận hỏa tiễn đạn đạo gần Úc.
Vụ phóng hỏa tiễn được thực hiện trong khuôn khổ Cuộc tập trận Talisman Sabre 2025 - một cuộc tập trận đang diễn ra với sự tham gia của 19 quốc gia Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, Bắc Mỹ và Âu Châu. Sự kiện diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang nhanh chóng tăng cường quân sự và mở rộng sự hiện diện hải quân ở khu vực Tây Thái Bình Dương rộng lớn.
Cuộc tập trận bắn đạn thật do tàu khu trục HMCS Ville de Québec của Hải quân Hoàng gia Canada thực hiện đánh dấu lần thứ hai Cuộc tập trận Talisman Sabre 2025 có sự tham gia của khả năng chống hạm, sau khi quân đội Hoa Kỳ tiến hành một cuộc tấn công bằng hỏa tiễn vào một mục tiêu trên biển vào ngày 16 tháng 7.
Cả hai vụ phóng hỏa tiễn dường như là phản ứng trước việc Trung Quốc thể hiện sức mạnh hải quân ngày càng tăng của mình thông qua hai nhiệm vụ nổi bật ở Thái Bình Dương vào đầu năm nay—khi Bắc Kinh điều động hai Hàng Không Mẫu Hạm và tuần tra vòng quanh Úc—khiến Hoa Kỳ và các đồng minh lo ngại.
Trong một video được công bố hôm thứ Ba, tàu Ville de Québec được nhìn thấy đang bắn hỏa tiễn chống hạm Harpoon. Theo Bộ Tư lệnh Tác chiến Liên hợp Canada, tàu chiến này đã được tái trang bị hỏa tiễn Harpoon tại Darwin, miền bắc Australia, vào ngày 9 tháng 7 để chuẩn bị cho cuộc tập trận.
Hỏa tiễn Harpoon do Mỹ sản xuất, có tầm bắn hơn 69 dặm, có thể phóng từ máy bay, hệ thống phòng thủ bờ biển trên bộ và tàu ngầm, cũng như từ tàu nổi.
Theo quân đội Úc, tàu chiến Canada cũng đã tiến hành tái trang bị hỏa tiễn sau sự kiện bắn đạn thật. Đây là tàu hải quân Canada thứ hai được tái trang bị tại Úc, sau khinh hạm HMCS Vancouver tại Cảng Broome vào năm 2024.
Đề đốc Justin Jones, Tham mưu trưởng Lực lượng Tác chiến Liên hợp của Úc, cho biết trong một thông cáo báo chí: “Việc sử dụng Darwin để tái trang bị đạn dược thông thường cho một tàu chiến của Canada là một thành tựu đáng kể đối với Lực lượng Phòng vệ Úc và khả năng tương tác của chúng tôi với các đối tác thân cận”.
Theo Bộ Quốc phòng Canada, tàu Ville de Québec đã rời Canada vào tháng 4 để điều động tại Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, nhằm thúc đẩy hòa bình, ổn định và trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Tàu đã tham gia nhóm tác chiến hải quân NATO do Hàng Không Mẫu Hạm HMS Prince of Wales của Anh dẫn đầu.
Cả tàu chiến Anh và Canada đều tiến hành hoạt động cùng nhóm tác chiến hải quân Hoa Kỳ do Hàng Không Mẫu Hạm USS George Washington dẫn đầu ở vùng biển phía bắc Australia vào ngày 18 tháng 7.
[Newsweek: NATO Warship Fires Ship-Killer Missile in Boost for US Alliances]
9. Nga cảnh báo về căng thẳng hạt nhân ‘leo thang’
Điện Cẩm Linh cảnh báo về tình hình căng thẳng hạt nhân leo thang và cho biết Nga đang có hành động để bảo vệ an ninh của mình.
Nỗi lo sợ về vũ khí hạt nhân đã gia tăng trong những năm gần đây giữa bối cảnh nhiều cuộc xung đột, bao gồm chiến tranh Nga-Ukraine, căng thẳng âm ỉ ở Trung Đông và xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan. Nga thường xuyên bình luận về quan điểm của mình đối với việc sử dụng vũ khí hạt nhân và đôi khi làm dấy lên lo ngại về việc liệu họ có thể sử dụng chúng hay không.
Dmitry Peskov, phát ngôn nhân của Putin, cho biết “rõ ràng không có cơ sở” để tổ chức hội nghị thượng đỉnh của “Năm quốc gia hạt nhân” thuộc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc - Hoa Kỳ, Nga, Trung Quốc, Anh và Pháp.
“Chúng tôi thấy xu hướng leo thang căng thẳng, hướng tới quân sự hóa, bao gồm cả trong lĩnh vực hạt nhân”, Peskov phát biểu hôm thứ Ba, hãng thông tấn nhà nước TASS đưa tin.
“Các cơ quan liên quan của chúng tôi đang theo dõi diễn biến tại khu vực này và xây dựng các biện pháp nhằm bảo đảm an ninh trong bối cảnh hiện tại.”
TASS đưa tin, Putin lần đầu tiên đề xuất tổ chức hội nghị thượng đỉnh năm thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc vào Tháng Giêng năm 2020.
Căng thẳng hạt nhân đã gia tăng gần đây và một báo cáo vào tháng 6 của Chiến dịch quốc tế xóa bỏ vũ khí hạt nhân, gọi tắt là ICAN cho thấy các quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân đã tăng chi tiêu cho vũ khí hạt nhân vào năm 2024. Theo báo cáo có tựa đề “Chi phí ẩn: Chi tiêu cho vũ khí hạt nhân vào năm 2024”, các quốc gia này đã chi thêm gần 10 tỷ đô la cho kho vũ khí hạt nhân của họ vào năm ngoái so với năm 2023.
Các quan chức và nhân vật truyền thông Nga thường xuyên đưa ra cảnh báo hạt nhân trong bối cảnh cuộc xâm lược Ukraine do Putin phát động vào ngày 24 tháng 2 năm 2022.
Căng thẳng giữa Iran và Israel cũng làm dấy lên lo ngại về khả năng sử dụng vũ khí hạt nhân. Tháng trước, Mỹ đã tấn công Iran với mục tiêu làm suy yếu năng lực hạt nhân của nước này, mặc dù một số đánh giá tình báo cho rằng các cuộc tấn công này không phá hủy các yếu tố then chốt trong kế hoạch hạt nhân của Iran.
Trong khi đó, nỗi lo ngại về hạt nhân gia tăng giữa bối cảnh giao tranh giữa Ấn Độ và Pakistan hồi đầu năm nay sau vụ tấn công ngày 22 tháng 4 tại Pahalgam, một thị trấn thuộc vùng Kashmir do Ấn Độ kiểm soát, một khu vực tranh chấp được phân chia bởi đường biên giới trên thực tế gọi là Đường Kiểm soát. Ấn Độ gọi đây là một “vụ tấn công khủng bố” và cáo buộc Pakistan có liên quan, điều mà Ấn Độ đã phủ nhận.
[Newsweek: Russia Issues Warning on 'Escalating' Nuclear Tensions]
10. Bom lượn của Nga tấn công tòa nhà chung cư cao tầng Kharkiv, làm ít nhất 41 người bị thương
Lực lượng Nga đã tấn công thành phố Kharkiv vào ngày 24 tháng 7, làm bị thương ít nhất 41 người, trong đó có sáu trẻ em, theo báo cáo của văn phòng công tố khu vực.
Trong số các nạn nhân của vụ tấn công có một trẻ sơ sinh một tháng tuổi bị phản ứng căng thẳng cấp tính.
Sáu người, bao gồm hai trẻ em, vẫn đang nằm bệnh viện sau vụ tấn công. Theo Thống đốc Oleh Syniehubov, một bé trai 17 tuổi và một bé gái một tuổi đang trong tình trạng nguy kịch, trong khi một phụ nữ được báo cáo là đang trong tình trạng nghiêm trọng.
Hai quả bom lượn của Nga đã tấn công quận Shevchenkivskyi vào khoảng 11:30 sáng giờ địa phương, nhắm vào một tòa nhà chung cư cao tầng và một doanh nghiệp dân sự.
Một số người đã bị mắc kẹt dưới đống đổ nát của tòa nhà nhiều tầng sau vụ tấn công, trong khi một vụ tấn công khác vào một cơ sở công nghiệp đã gây ra hỏa hoạn.
Các đội cấp cứu, bao gồm nhân viên y tế, nhân viên cấp cứu và cảnh sát, đang làm việc tại hiện trường vụ tấn công.
“Đây là những cuộc tấn công hoàn toàn vô nghĩa, không hề có mục tiêu quân sự. Rõ ràng mục tiêu duy nhất của Nga là tiếp tục gây hấn và giết chóc”, Tổng thống Volodymyr Zelenskiy phát biểu.
“Đó là lý do tại sao chúng ta cần hỗ trợ cho quốc phòng — hệ thống phòng không mạnh mẽ và mở rộng sản xuất vũ khí. Tất cả những điều này đều thiết yếu để cứu sống nhiều người,” Tổng thống Zelenskiy nói thêm.
Trong những tháng gần đây, Mạc Tư Khoa đã tăng cường các cuộc tấn công vào Kharkiv - thành phố lớn thứ hai của Ukraine - nằm cách biên giới Nga hơn 20 km (15 dặm), cũng như vào các thị trấn nhỏ hơn ở Tỉnh Kharkiv.
Vào ngày 18 tháng 7, lực lượng Nga đã tấn công vào một khu dân cư ở thị trấn Chuhuiv, làm bị thương bốn người và phá hủy nhà cửa của họ.
[Kyiv Independent: Russian glide bombs strike Kharkiv residential high-rise building, injuring at least 41]
11. Các cuộc tấn công của Nga khiến 4 người thiệt mạng, 28 người bị thương trong ngày qua, gây hư hại cho các di tích được UNESCO bảo vệ ở Odesa
Các cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã khiến ít nhất bốn thường dân thiệt mạng và ít nhất 28 người khác bị thương trong ngày qua, Trung Úy Olga Chikanova, Phát ngôn nhân Ủy Ban Điều Tra của Cảnh Sát Quốc Gia Ukraine, cho biết như trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv chiều Thứ Năm, 24 Tháng Bẩy.
Tại tỉnh Kharkiv, ba người đã thiệt mạng và năm người khác bị thương do các cuộc không kích của Nga nhằm vào chín thị trấn, Thống đốc Oleh Syniehubov cho biết.
Tại làng Pidlyman, hai người đàn ông, 36 và 55 tuổi, và một phụ nữ 55 tuổi đã thiệt mạng. Tại làng Petropavlivske, một người đàn ông 61 tuổi bị thương, trong khi tại thị trấn Kupiansk, ba người đàn ông, 79, 70 và 75 tuổi, cùng với một phụ nữ 49 tuổi, bị thương.
Tại tỉnh Kherson, Nga đã tấn công 39 thị trấn, bao gồm cả trung tâm khu vực Kherson, trong ngày qua. Hậu quả của các cuộc tấn công là một người thiệt mạng và sáu người, bao gồm hai trẻ em, bị thương, Thống đốc Oleksandr Prokudin cho biết.
Tại tỉnh Cherkasy, các cuộc không kích của Nga đã làm bảy người bị thương, bao gồm một trẻ em, tại trung tâm khu vực Cherkasy, Thống đốc Ihor Taburets nói với hãng thông tấn địa phương Suspilne Cherkasy. Nga đã tấn công thành phố bằng hỏa tiễn được trang bị đầu đạn chứa đầy mảnh đạn.
Theo Thống đốc Vadym Filashkin, tại tỉnh Donetsk, các cuộc tấn công của Nga đã làm bị thương hai người ở thị trấn Myrnohrad và một người ở các thị trấn Siversk, Staroraiske, Zarichne và Kostiantynivka.
Tại tỉnh Odesa, lực lượng Nga đã tấn công trung tâm khu vực Odesa, khiến ba người bị thương, theo Cơ quan Tình trạng Khẩn cấp Nhà nước. Các cuộc không kích bằng máy bay điều khiển từ xa của Nga đã phá hủy các di tích được UNESCO bảo vệ và gây ra hỏa hoạn tại Privoz, chợ thực phẩm lớn nhất thành phố, nằm ở trung tâm lịch sử của thành phố.
Tại tỉnh Zaporizhzhia, một phụ nữ 43 tuổi đã bị thương trong vụ tấn công của Nga tại quận Vasyliv. Theo chính quyền quân sự địa phương, lực lượng Nga đã tiến hành 387 cuộc không kích trên 14 địa phương trong khu vực trong ngày qua.
[Kyiv Independent: Russian attacks kill 4, injure 28 over past day, damaging UNESCO-protected landmarks in Odesa]
12. Thống đốc cho biết vẫn còn hơn 1.300 cư dân ở Pokrovsk đang trong tình trạng hỗn loạn
Thống đốc Oleh Filashkin đưa tin trên truyền hình quốc gia vào ngày 23 tháng 7 rằng vẫn còn khoảng 1.380 thường dân ở Pokrovsk khi lực lượng Nga tiếp tục tấn công vào thành phố tiền tuyến ở Tỉnh Donetsk.
Pokrovsk vẫn là một trong những chiến trường khốc liệt nhất trong cuộc tấn công của Nga ở miền Đông Ukraine. Theo nhóm giám sát chiến trường nguồn mở DeepState và các binh sĩ trên thực địa, quân đội Nga đã tiến vào thị trấn này vào ngày 22 tháng 7.
Filashkin cho biết tình hình trong khu vực đang ngày càng trở nên khó khăn hơn khi lực lượng Nga tăng cường tấn công.
Ông cũng xác nhận rằng một nhóm phá hoại và trinh sát của Nga đã xâm nhập vào Pokrovsk, đồng thời cho biết thêm rằng lực lượng Ukraine đang “làm mọi cách có thể để xác định vị trí và vô hiệu hóa hoàn toàn” nhóm này.
Filashkin lưu ý rằng vẫn còn 1.380 cư dân ở Pokrovsk và 2.700 người ở cộng đồng xung quanh.
“Đó là một con số đáng kể,” ông nói. “Gần như không thể cung cấp viện trợ nhân đạo hoặc nước uống trong điều kiện hiện tại.”
Filashkin cho biết thêm rằng hầu hết các cửa hàng ở Pokrovsk đều đã đóng cửa vì quân đội Nga đang pháo kích các con đường dẫn vào thị trấn và kiểm soát lãnh thổ bằng máy bay điều khiển từ xa góc nhìn thứ nhất.
“Chỉ nhờ sự hỗ trợ của quân đội mà viện trợ nhân đạo mới có thể đến được với người dân. Phong trào tình nguyện cũng không còn đến Pokrovsk nữa”, ông nói.
Thống đốc lưu ý rằng 487 người, bao gồm 20 trẻ em, đã được di tản khỏi các thành phố gần tuyến đầu vào ngày hôm trước.
Nga đã leo thang các cuộc tấn công vào khu vực Pokrovsk trong những tuần gần đây khi nước này cố gắng đột phá vào tỉnh Dnipropetrovsk lân cận.
Tổng tư lệnh Oleksandr Syrskyi báo cáo vào tháng 6 rằng Nga đã tập hợp 111.000 quân gần thành phố.
Ukraine chủ yếu ở thế phòng thủ ở phía đông, trong khi Nga liên tục tiến lên khi cuộc tấn công mùa hè của nước này đang diễn ra.
Các chuyên gia quân sự Ukraine và phương Tây tin rằng Nga sẽ có cơ hội mở rộng các hoạt động tấn công trong 50 ngày mà Tổng thống Mỹ Ông Donald Trump đã cho Mạc Tư Khoa để đạt được thỏa thuận ngừng bắn. Nga có thể thực tế tiến gần hơn đến cả Pokrovsk và Kostiantynivka ở phía đông tỉnh Donetsk trong những tuần tới.
[Kyiv Independent: Over 1,300 residents remain in embattled Pokrovsk, governor says]
Câu chuyện xúc động lương tâm nhân loại ở Gaza. Đức Thượng Phụ Công Giáo cực lực phản đối Israel
VietCatholic Media
17:13 25/07/2025
1. Chính phủ Ukraine buộc Chính thống Nga ở nước này phải đoạn giao hoàn toàn với Mạc Tư Khoa
Chính phủ Ukraine buộc Giáo hội Chính thống Ukraine thân Nga, phải hoàn toàn cắt đứt mọi liên lạc với Tòa Thượng phụ Chính thống Mạc Tư Khoa, hạn chót là ngày 18 tháng Tám tới đây.
Tại Ukraine, có hai Giáo hội Chính thống: một là Giáo hội Chính thống Ukraine độc lập từ năm 2019, do sự công nhận của Tòa Thượng phụ Chính thống Constantinople, do Đức Thượng Phụ Đại Kết Bácthôlômêô cai quản; tiếp đến là Giáo hội Chính thống Nga, do Đức Tổng Giám Mục Onufri là thủ lãnh. Cả hai Giáo hội đều có khoảng 10.000 giáo xứ.
Mới đây, nhà cầm quyền Ukraine đã tước bỏ quốc tịch Ukraine của Đức Tổng Giám Mục Giáo chủ Onufri, vì cho rằng Đức Tổng Giám Mục vẫn tiếp tục giữ liên lạc với Tòa Thượng phụ Chính thống Mạc Tư Khoa, nhưng quyết định này bị đa số giám mục của Giáo hội Chính Thống Nga ở Ukraine phản đối và đã khiếu nại về quyết định của chính phủ Ukraine.
Theo những kiểm chứng mới nhất của cơ quan tình báo Ukraine cũng như cơ quan về chính sách chủng tộc, Giáo hội Chính thống Nga ở Ukraine vẫn liên hệ với Mạc Tư Khoa và nay đã bị ra lệnh tối hậu. Nếu sau ngày 18 tháng Tám tới đây, cộng đoàn Chính thống này không tuân hành lệnh cấm thì Giáo hội sẽ bị giải tán.
Hồi tháng Sáu năm 2022, sau khi Nga xâm lăng Ukraine, Công nghị của Giáo hội Chính thống Nga ở Ukraine, do Đức Tổng Giám Mục Onufri điều khiển, đã lên án hành động của Nga nhưng không chính thức hóa sự độc lập của mình với Tòa Thượng phụ Chính thống Mạc Tư Khoa.
Trong những tuần lễ gần đây, nhiều nhóm giáo sĩ và giáo dân Chính thống đã lên tiếng bày tỏ sự ủng hộ đối với Đức Tổng Giám Mục Onufri.
2. Bé gái 4 tuổi chết vì đói và suy dinh dưỡng ở Gaza khi Israel cắt giảm nguồn cung cấp lương thực
Cô bé Razan Abu Zaher bốn tuổi đã từ bỏ cuộc chiến giành sự sống vào hôm Chúa Nhật.
Theo một nguồn tin y tế, cháu bé qua đời tại một bệnh viện ở miền trung Gaza do biến chứng của nạn đói và suy dinh dưỡng. Thi thể cháu bé được đặt trên một phiến đá.
Bộ Y tế Palestine cho biết ít nhất 76 trẻ em và 10 người lớn ở Gaza đã tử vong vì suy dinh dưỡng kể từ khi xung đột bắt đầu vào tháng 10 năm 2023. Theo Tổ chức Y tế Thế giới, hầu hết các trường hợp này xảy ra kể từ khi chính quyền Israel áp đặt lệnh phong tỏa vào đầu tháng 3.
Razan là một trong ít nhất bốn trẻ em tử vong trong ba ngày qua, trong đó em nhỏ nhất mới chỉ ba tháng tuổi. Bộ Y tế cho biết trong 24 giờ qua, đã có 18 ca tử vong do nạn đói ở Gaza, phản ánh cuộc khủng hoảng ngày càng trầm trọng tại vùng lãnh thổ này.
CNN gặp Razan lần đầu tiên cách đây một tháng. Cô bé đã yếu ớt vì đói và gầy gò đến đáng thương. Mẹ cô, bà Tahrir Abu Daher, lúc đó nói rằng bà không có tiền mua sữa, mà sữa thì lại hiếm khi có.
“Sức khỏe của cháu bé rất tốt trước chiến tranh, nhưng sau chiến tranh, tình trạng của cháu bé bắt đầu xấu đi do suy dinh dưỡng. Không có gì có thể giúp cháu bé khỏe mạnh hơn”, bà nói.
Đó là vào ngày 23 tháng 6. Razan đã nằm bệnh viện được 12 ngày. Cô ấy đã cố gắng níu kéo sự sống thêm 27 ngày nữa.
Razan qua đời trong bối cảnh nạn đói ngày càng gia tăng ở Gaza, khi dòng viện trợ nhân đạo bị giảm mạnh kể từ đầu tháng 3, khi chính quyền Israel cấm các đoàn xe vào Gaza.
Source:CNN
3. Đức Hồng Y Giêrusalem cho biết hành động của Israel ở Gaza là không thể biện minh được
Sau khi trở về từ chuyến thăm ba ngày tới Gaza, Đức Thượng phụ Latinh của Giêrusalem đã mô tả hành động của Israel tại đó là “không thể biện minh được”.
“Như Đức Giáo Hoàng đã nói rất đúng – và chúng tôi liên tục nhắc lại – tất cả những điều này là không thể biện minh được,” Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, OFM, nói với Vatican News. “Tôi muốn làm rõ một điều: chúng tôi không có gì chống lại thế giới Do Thái, và chúng tôi hoàn toàn không muốn tỏ ra chống lại xã hội Israel và Do Thái giáo. Nhưng chúng tôi có nghĩa vụ đạo đức phải bày tỏ sự chỉ trích của mình đối với các chính sách của chính phủ này ở Gaza một cách rõ ràng và thẳng thắn.”
Vị giám mục, người đã đến thăm giáo xứ Công Giáo ở Gaza từ ngày 18 đến ngày 20 tháng 7, cho biết ngài đã rất xúc động trước “những căn lều rộng lớn mà trước đây không hề có”, cũng như “những đứa trẻ bị tàn tật” trong bệnh viện, “có cả những người bị mù bởi ảnh hưởng của các vụ đánh bom”.
Đức Thượng phụ Latinh của Giêrusalem đã cử hành Thánh lễ Chúa Nhật tại giáo xứ Công Giáo ở Gaza vào ngày 20 tháng 7, ba ngày sau cuộc không kích của Israel vào giáo xứ khiến ba người chết và mười người bị thương.
“Anh chị em không bị lãng quên,” Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, OFM, đã giảng. “Anh chị em luôn ở trong trái tim của tất cả Giáo hội và Kitô hữu trên toàn thế giới. Khi tôi trở về Giêrusalem, tôi có thể bảo đảm với anh chị em rằng chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để chấm dứt cuộc chiến tranh vô nghĩa này. Chúng tôi sẽ nỗ lực, và cuối cùng, chúng tôi sẽ thành công.”
Suy niệm về bài Tin Mừng về hai thánh Maria và Martha (Lc 10:38-42), ngài nói tiếp:
Tình yêu của Chúa trong chúng ta phải quyết định những gì chúng ta phải làm. Trước hết, chúng ta phải lắng nghe Chúa, và nếu lắng nghe Ngài, chúng ta sẽ làm mọi điều cần thiết, nhưng với thái độ đúng đắn. Và điều này sẽ mở ra cho chúng ta cơ hội xây dựng các mối quan hệ, mở rộng tình yêu thương, bởi vì điều đầu tiên chúng ta cần ở Gaza, Thánh Địa và khắp mọi nơi, không phải là giải quyết mọi vấn đề, làm đủ thứ bất khả thi, mà là làm thế nào để thể hiện tình yêu thương trong chúng ta.
“Tôi muốn cảm ơn tấm gương của anh chị em,” ngài nói thêm. “Hãy luôn hiệp nhất trong Chúa Giêsu. Cả thế giới đang dõi theo anh chị em. Hãy luôn là ánh sáng ở Gaza, không chỉ cho anh chị em và cho Gaza, mà còn cho tất cả chúng tôi. Nguyện xin Chúa ban phước lành cho tất cả anh chị em.”
Hai ngày trước đó, vào ngày 18 tháng 7, Đức Hồng Y Pizzaballa và Đức Thượng phụ Chính thống giáo Hy Lạp tại Giêrusalem đã đến thăm giáo xứ.
“Theo yêu cầu của Tòa Thượng Phụ Latinh, và phối hợp với các đối tác nhân đạo, chúng tôi đã bảo đảm được việc cung cấp hỗ trợ thiết yếu không chỉ cho Cộng đồng Kitô giáo mà còn cho càng nhiều gia đình càng tốt”, Tòa Thượng Phụ Latinh cho biết trong một tuyên bố. “Số hàng viện trợ này bao gồm hàng trăm tấn thực phẩm, bộ dụng cụ sơ cứu và thiết bị y tế cần thiết khẩn cấp. Ngoài ra, Tòa Thượng Phụ Latinh cũng bảo đảm việc di tản những người bị thương trong vụ tấn công đến các cơ sở y tế bên ngoài Gaza, nơi họ sẽ được chăm sóc.”
Khi Đức Hồng Y Pizzaballa tiến vào Gaza, Đức Giáo Hoàng Lêô XIV đã kêu gọi ngài “bày tỏ sự gần gũi, quan tâm, cầu nguyện, hỗ trợ và mong muốn làm mọi thứ có thể để không chỉ đạt được lệnh ngừng bắn mà còn chấm dứt thảm kịch này”.
Đức Thượng phụ La tinh cho biết: “Đức Giáo Hoàng Lêô đã nhiều lần tuyên bố rằng đã đến lúc phải chấm dứt cuộc thảm sát này, rằng những gì đã xảy ra là không thể biện minh được và chúng ta phải bảo đảm không còn nạn nhân nào nữa”.
Source:Vatican News
4. Israel đổ lỗi cho Liên Hiệp Quốc về thất bại trong viện trợ cho Gaza
Ngoại trưởng Israel Gideon Sa'ar cáo buộc Liên Hiệp Quốc phải chịu trách nhiệm về những thất bại trong việc phân phối viện trợ tại Dải Gaza, gây ra cuộc khẩu chiến với cơ quan quốc tế này khi nạn đói lan rộng tại vùng lãnh thổ bị chiến tranh tàn phá này.
Phát biểu với POLITICO, Sa'ar cho biết Israel đã mở thêm nhiều cửa khẩu và cho phép nhiều hàng viện trợ hơn vào Gaza theo thỏa thuận đã đạt được với Liên minh Âu Châu.
Vấn đề là Liên Hiệp Quốc đã không phân phối được hơn 900 xe tải chở hàng cứu trợ đang đậu tại một khu vực được rào chắn gần cửa khẩu Kerem Shalom ở Dải Gaza, ông nói. “Vấn đề là Liên Hiệp Quốc không phân phối hàng cứu trợ”, Sa'ar nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại từ Ukraine, nơi ông gặp Tổng thống Volodymyr Zelenskiy và khởi động một “cuộc đối thoại chiến lược” về Iran. “Có hơn 900 xe tải đang chờ... bên trong Dải Gaza, và họ không phân phối chúng cho người dân Gaza.”
Lời khẳng định này đã vấp phải sự phủ nhận mạnh mẽ từ Liên Hiệp Quốc, phát ngôn nhân của Liên Hiệp Quốc, Stéphane Dujarric, đổ lỗi hoàn toàn cho Israel về những thất bại này.
“Kerem Shalom, một cửa khẩu hàng viện trợ nhân đạo vào Gaza, đâu phải kiểu lái xe qua McDonald's, nơi chúng tôi chỉ cần dừng lại và lấy những gì đã gọi, đúng không?” Dujarric phát biểu tại một cuộc họp báo ở New York. “Có những trở ngại hành chính to lớn. Có những trở ngại an ninh to lớn. Và, thẳng thắn mà nói, tôi nghĩ rằng họ không sẵn lòng cho phép chúng tôi làm việc.”
Những bình luận của ông Sa'ar - được đưa ra trong chuyến thăm Ukraine đầu tiên của một quan chức cao cấp Israel kể từ năm 2023 - cũng trái ngược với các quan chức Liên Hiệp Âu Châu, những người đã nói với các nhà ngoại giao hôm thứ Tư rằng Israel đang không thực hiện được cam kết cho phép thêm hàng viện trợ vào Gaza, theo hai nhà ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu. Một trong số họ cho biết đánh giá của khối dựa trên số lượng xe tải vào Gaza hàng ngày, vẫn thấp hơn ngưỡng đã thỏa thuận.
Trong những bình luận tiếp theo với POLITICO, một phát ngôn viên của Văn phòng Điều phối các vấn đề Nhân đạo Liên Hiệp Quốc, gọi tắt là OCHA cho biết nhân viên của họ đã phải đối mặt với “những thách thức to lớn về thủ tục hành chính” để tiếp cận và phân phối hàng cứu trợ: “Chúng tôi sẵn sàng cung cấp hàng cứu trợ với quy mô lớn, như chúng tôi đã làm trong lệnh ngừng bắn gần đây nhất, khi 600 đến 700 xe tải hàng cứu trợ được chuyển đến mỗi ngày. Nhưng để làm được điều đó, chúng tôi cần các điều kiện hoạt động phù hợp trên thực địa, bao gồm cả sự chấp thuận của chính quyền Israel cho phép Liên Hiệp Quốc và các đối tác của chúng tôi sử dụng các tuyến đường an toàn trong Gaza mà không gây ra mối đe dọa an ninh.”
Philippe Lazzarini, tổng giám đốc cơ quan Liên Hiệp Quốc về người tị nạn Palestine, gọi tắt là UNRWA cho biết vào sáng thứ năm rằng cơ quan này đang có số lượng thực phẩm và thiết bị y tế tương đương với 6.000 xe tải chất đầy đang chờ ở Jordan và Ai Cập.
“Ngay bên ngoài Gaza, trong các nhà kho — và thậm chí ngay bên trong Gaza — hàng tấn thực phẩm, nước sạch, thiết bị y tế, đồ dùng trú ẩn và nhiên liệu vẫn nằm nguyên vẹn, trong khi các tổ chức nhân đạo bị chặn không cho tiếp cận hoặc chuyển giao chúng”, một tuyên bố của tổ chức Bác sĩ không biên giới và hơn 100 tổ chức viện trợ quốc tế khác cho biết hôm thứ Tư.
Khi được hỏi liệu Israel có ngăn cản Liên Hiệp Quốc phân phát viện trợ hay không, Sa'ar bác bỏ những tuyên bố này là “dối trá”. Ông cho biết “Liên Hiệp Quốc hành động không phải với mục đích giúp đỡ người dân ở Gaza, mà là để làm mất tính hợp pháp của Israel”.
Trong bình luận với POLITICO, Sa'ar cho biết chuyến đi của ông tới Ukraine nhằm nhấn mạnh sự ủng hộ của Israel dành cho Kyiv, chủ yếu dưới hình thức viện trợ nhân đạo chứ không phải hỗ trợ quân sự. Cả hai quốc gia đều là mục tiêu của máy bay điều khiển từ xa Shahed của Iran, là loại máy bay mà Iran đã cung cấp cho Nga.
“Chúng tôi luôn đứng về phía Ukraine. Chúng tôi đã bỏ phiếu ủng hộ Ukraine, ngoại trừ một trường hợp ngoại lệ”, Sa'ar nói, ám chỉ đến cuộc bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc hồi tháng Hai khi Israel đứng về phía Hoa Kỳ và Nga chống lại một nghị quyết ủng hộ Ukraine trong một động thái thể hiện thiện chí với Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump. “Cả hai nước [Israel và Ukraine] đều coi Iran là một mối đe dọa, và do đó chúng tôi có rất nhiều thông tin và kiến thức có thể chia sẻ.”
Bộ trưởng, người đã dừng chân tại Moldova sau chuyến thăm Ukraine, cũng cho biết sự can thiệp gần đây của nước này vào Syria là giải pháp cuối cùng để bảo vệ cộng đồng Druze đang bị đe dọa và ngăn chặn các vụ thảm sát tôn giáo và sắc tộc thiểu số do lực lượng “thánh chiến” Syria thực hiện. Israel hiện đang tham gia các cuộc đàm phán hòa bình do Hoa Kỳ làm trung gian với chính quyền Syria tại Damascus.
“Điều quan trọng là cộng đồng quốc tế phải hành động để bảo vệ các nhóm thiểu số ở Syria, bởi vì chỉ trong vài tháng, chúng ta đã chứng kiến một cuộc thảm sát lớn nhắm vào người Alawite,” ông nói. “Rõ ràng Syria là một nơi rất nguy hiểm đối với các nhóm thiểu số.”
“Đây là lý do tại sao chúng tôi can thiệp”, ông nói thêm.
Gần hai năm sau khi Israel xâm lược Palestine, để đáp trả vụ giết hại khoảng 1.200 người Israel do các chiến binh Hamas gây ra, một số nước Âu Châu cũng như các quan chức cao cấp của Liên Hiệp Âu Châu đang tăng cường gây áp lực lên Israel để chấm dứt nạn đói và tăng cường viện trợ.
Bộ Y tế Gaza cho biết tính đến sáng thứ năm, 113 người - trong đó có 81 trẻ em - đã chết vì suy dinh dưỡng kể từ khi chiến tranh bắt đầu.
Đầu tuần này, Chủ tịch Ủy ban Âu Châu Ursula von der Leyen đã gọi những hình ảnh đau khổ và nạn đói ở Gaza là “không thể chịu đựng nổi” và kêu gọi Israel “thực hiện các cam kết” với Liên Hiệp Âu Châu về việc cung cấp thêm viện trợ. Trong khi đó, các cơ quan báo chí bao gồm Agence-France Presse, Associated Press, BBC và Reuters đều kêu gọi Israel cho phép thêm nhà báo vào Gaza và cung cấp thêm lương thực, đồng thời cảnh báo các phóng viên của họ đang phải đối mặt với nạn đói.
Theo Bộ Y tế Gaza, gần 60.000 người đã thiệt mạng ở Gaza kể từ khi cuộc chiến giữa Israel và Hamas bắt đầu, nhưng không phân biệt giữa người tham chiến và người không tham chiến.
Mười hai ngày sau khi ký kết thỏa thuận Liên Hiệp Âu Châu-Israel về phân phối viện trợ, các quan chức Liên Hiệp Âu Châu đã nói với các đại sứ hôm thứ Tư rằng Israel không tuân thủ các điều khoản của thỏa thuận - một cáo buộc mà Sa'ar đã bác bỏ. “Tất cả những điều nằm trong thỏa thuận của chúng tôi với Liên Hiệp Âu Châu, chúng tôi đang thực hiện điều đó”, ông nói. “Chúng tôi mở thêm nhiều cửa khẩu về phía bắc và phía nam. Chúng tôi đang nỗ lực rất nhiều cho các vấn đề nhân đạo khác nhau.”
Tuần này, một nhóm 10 quốc gia, bao gồm Pháp, đã thúc giục Ủy ban đưa ra các đề xuất mới nhằm gia tăng áp lực lên Israel. Tuy nhiên, nỗ lực này khó có thể thành công do vấp phải sự phản đối quyết liệt từ bốn quốc gia — Đức, Ý, Tiệp và Hung Gia Lợi — vốn là nhóm thiểu số cản trở tại Hội đồng Âu Châu, theo một nhà ngoại giao Liên Hiệp Âu Châu.
Do Liên Hiệp Âu Châu không có lập trường thống nhất, một số quốc gia đã thảo luận về việc ban hành các biện pháp trừng phạt riêng, trong khi các chính trị gia hàng đầu của khối lại tập trung vào việc thúc đẩy lệnh ngừng bắn. Đó cũng là đường lối của Tổng thống Trump, người đã cử nhà đàm phán Steve Witkoff đến Rôma hôm thứ Năm để đàm phán về lệnh ngừng bắn với Bộ trưởng Các vấn đề Chiến lược Israel Ron Dermer và một quan chức Qatar.
Khi được hỏi về triển vọng đạt được thỏa thuận, Sa'ar cho biết Israel sẵn sàng tiếp nhận “bất cứ đề xuất mang tính xây dựng nào” — trước khi than phiền về sự vắng mặt của đại diện Hamas tại cuộc họp. “Chúng tôi có mặt. Họ thì không”, ông nói.
Source:Politico