Phụng Vụ - Mục Vụ
Mỗi Ngày Một Câu Danh Ngôn Của Các Thánh
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:23 23/07/2025
27. Bất cứ việc gì cũng đều có chỗ giới hạn của nó, thiện thì có chỗ giới hạn của thiện, ác thì có cái giới hạn của ác, con người ta không thể đột nhiên mà đạt tới chỗ giới hạn của mình.
(Thánh Bernardus)Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Trích dịch từ tiếng Hoa trong "Cách ngôn thần học tu đức"
---------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Mỗi Ngày Một Câu Chuyện
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
01:26 23/07/2025
99. NHUỘM ĐỎ CÁI MŨI
Địch Bố Trần khi nhỏ là một đứa trẻ nghịch ngợm, nó không thích đi học, nhưng lại là một tay chuyên môn trêu đùa thầy giáo.
Mùa hè năm nọ, thầy giáo ngủ trưa, giấc ngủ rất ngon, Địch Bố Trần bèn hái hoa phụng tiên nhuộm móng tay xuống và trộn thêm chút màu trắng, dùng nó để nhuộm cái mũi của thầy giáo, vì sợ thầy giáo lạnh mà tỉnh dậy, nên hắn ta sau khi đem hoa phơi nắng, thì nhè nhẹ bỏ vào trên mũi của thầy giáo, và từ từ ấn xuống.
Thầy giáo ngủ một giấc ngon thì tỉnh dậy, cái hoa đó đã khô và rơi xuống một bên, thầy giáo không biết là cái mũi của mình đã bị nhuộm đỏ như máu.
Sau đó, thầy giáo ngẫu nhiên soi gương, thấy cái mũi của mình biến thành màu đỏ thì cả ngày không được vui vẻ, cũng không làm sao biết được đó là do tên tiểu quỷ Địch Bố Trần quấy rối.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 99:
Nghịch ngợm phá phách là chuyện của thời học sinh không tránh khỏi, nhưng chuyện vô phép với thầy giáo thì chắc chắn là phải tránh khi còn là học sinh và sau này khi đã thành danh ở đời, bởi vì đó chính là hành vi của việc “tôn sư trọng đạo” của người học trò có giáo dục...
Người Ki-tô hữu tiến thêm một bước nữa là: kính trọng và yêu mến thầy giáo chính là điều mà Thiên Chúa dạy trong giới răn thứ tư thảo kính cha mẹ, điều răn thứ tư không những chỉ bó buộc trong phạm vi thờ cha kinh mẹ mà thôi, nhưng còn là dạy chúng ta phải biết kính trọng và yêu mến những người đã thay mặt Thiên Chúa để dạy dỗ chúng ta nên người, đó chính là những thầy cô giáo đã dạy chúng ta từ khi còn khóc nhè ở nhà trẻ cho đến khi nghiên cứu lấy học vị tiến sĩ...
Đó là điểm son đẹp và nổi bật của người Ki-tô hữu, bởi vì không một người Ki-tô hữu nào thảo kính cha mẹ, mà lại vô phép bất kính với các thầy cô giáo của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Địch Bố Trần khi nhỏ là một đứa trẻ nghịch ngợm, nó không thích đi học, nhưng lại là một tay chuyên môn trêu đùa thầy giáo.
Mùa hè năm nọ, thầy giáo ngủ trưa, giấc ngủ rất ngon, Địch Bố Trần bèn hái hoa phụng tiên nhuộm móng tay xuống và trộn thêm chút màu trắng, dùng nó để nhuộm cái mũi của thầy giáo, vì sợ thầy giáo lạnh mà tỉnh dậy, nên hắn ta sau khi đem hoa phơi nắng, thì nhè nhẹ bỏ vào trên mũi của thầy giáo, và từ từ ấn xuống.
Thầy giáo ngủ một giấc ngon thì tỉnh dậy, cái hoa đó đã khô và rơi xuống một bên, thầy giáo không biết là cái mũi của mình đã bị nhuộm đỏ như máu.
Sau đó, thầy giáo ngẫu nhiên soi gương, thấy cái mũi của mình biến thành màu đỏ thì cả ngày không được vui vẻ, cũng không làm sao biết được đó là do tên tiểu quỷ Địch Bố Trần quấy rối.
(Tiếu Tiếu lục)
Suy tư 99:
Nghịch ngợm phá phách là chuyện của thời học sinh không tránh khỏi, nhưng chuyện vô phép với thầy giáo thì chắc chắn là phải tránh khi còn là học sinh và sau này khi đã thành danh ở đời, bởi vì đó chính là hành vi của việc “tôn sư trọng đạo” của người học trò có giáo dục...
Người Ki-tô hữu tiến thêm một bước nữa là: kính trọng và yêu mến thầy giáo chính là điều mà Thiên Chúa dạy trong giới răn thứ tư thảo kính cha mẹ, điều răn thứ tư không những chỉ bó buộc trong phạm vi thờ cha kinh mẹ mà thôi, nhưng còn là dạy chúng ta phải biết kính trọng và yêu mến những người đã thay mặt Thiên Chúa để dạy dỗ chúng ta nên người, đó chính là những thầy cô giáo đã dạy chúng ta từ khi còn khóc nhè ở nhà trẻ cho đến khi nghiên cứu lấy học vị tiến sĩ...
Đó là điểm son đẹp và nổi bật của người Ki-tô hữu, bởi vì không một người Ki-tô hữu nào thảo kính cha mẹ, mà lại vô phép bất kính với các thầy cô giáo của mình...
Lm. Giuse Maria Nhân Tài, csjb.
(Dịch từ tiếng Hoa và viết suy tư)
--------
http://www.vietcatholic.net
https://www.facebook.com/jmtaiby
http://www.nhantai.info
Ngày 24/07: Căn Bệnh Ung Thư của thời đại – Lm. Antôn Nguyễn Thế Nhân, SSS.
Giáo Hội Năm Châu
02:32 23/07/2025
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Matthêu.
Khi ấy, các môn đệ đến gần thưa Chúa Giêsu rằng: "Tại sao Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ?" Người đáp lại: "Về phần các con, đã cho biết những mầu nhiệm Nước Trời, còn họ thì không cho biết. Vì ai đã có, thì ban thêm cho họ được dư dật; còn kẻ không có, thì cái họ có cũng bị lấy đi. Bởi thế, Thầy dùng dụ ngôn mà nói với họ: vì họ nhìn mà không thấy, lắng tai mà không nghe và không hiểu chi hết. Thế mới ứng nghiệm lời tiên tri Isaia nói về họ rằng: 'Các ngươi lắng tai nghe mà chẳng hiểu, trố mắt nhìn mà chẳng thấy gì. Vì lòng dân này đã ra chai đá, họ đã bịt tai, và nhắm mắt lại, kẻo mắt thấy được, tai nghe được, và lòng chúng hiểu được mà hối cải, và Ta lại chữa chúng cho lành.” "Phần các con, phúc cho mắt các con vì được thấy; và phúc cho tai các con vì được nghe. Quả thật, Thầy bảo các con: Nhiều vị tiên tri và nhiều đấng công chính đã ao ước trông thấy điều các con thấy, mà không được thấy; mong ước nghe điều các con nghe, mà không được nghe.”
Đó là lời Chúa
Cầu nguyện đúng cách
Lm. An-tôn Nguyễn Văn Độ
05:50 23/07/2025
SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT XVII NĂM – C
(Lc 11, 1-13)
Cầu nguyện đúng cách
Cầu nguyện giữ một vai trò thiết yếu trong đời sống đức tin của Ki-tô hữu. Đó không chỉ là hành động thưa chuyện với Thiên Chúa, mà còn là sự gắn bó mật thiết, là nhịp sống tâm linh giúp con người lắng nghe, mở lòng và tín thác vào Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh.
Trong một thế giới hiện đại và đầy vội vã, bùng nổ công nghệ, đặc biệt là trí khôn nhân tạo (AI), con người đang đứng trước một nghịch lý: càng tiến bộ về kỹ thuật, lại càng có nguy cơ đánh mất chính mình. Khi hiệu suất, tốc độ và dữ liệu trở thành thước đo của giá trị, thì đời sống tinh thần, chiều sâu nội tâm, nhất là tình người, lòng bác ái và các mối tương quan người với người, người với Thiên Chúa dễ bị bỏ quên.
Cầu nguyện trở nên khó khăn, thậm chí bị xem là lạc hậu. Tuy nhiên, nhìn vào Chúa Giê-su, bậc thầy của cầu nguyện. Kinh Lạy Cha, khuôn mẫu của lời cầu, Áp-ra-ham, con người của cầu nguyện, chứng tỏ cầu nguyện thật cần thiết biết bao trong đời sống Ki-tô hữu.
Kinh Lạy Cha, lời cầu Chúa Giê-su dạy
Thấy Chúa Giê-su cầu nguyện, các môn đệ thưa : “Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện.“(Lc 11,1). Chúa đã không chỉ dạy một lời kinh, nhưng mở ra một con đường sống: Kinh Lạy Cha, bài học cho người môn đệ và là lời cầu nguyện khuôn mẫu của các Ki-tô hữu.
Khi Chúa Giê-su dạy các môn đệ gọi Thiên Chúa là “Cha“, Người mạc khải cho các ông biết Thiên Chúa là một người Cha gần gũi, yêu thương.
Dạy các môn đệ cầu xin cho “Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện” (Lc 11,2), Chúa Giê-su muốn các ông đặt ưu tiên cho Thiên Chúa trước hết, rồi mới đến nhu cầu cá nhân. Thánh Cy-pri-a-nô viết: “Chúng ta không thể gọi Thiên Chúa là Cha, nếu sống ích kỷ, không yêu thương anh em.” Ngài nhấn mạnh, cầu nguyện không tách rời đời sống. Cầu nguyện đúng là cầu nguyện bằng con người thật của mình, và để lời cầu ấy biến đổi chính mình.
Sau Kinh Lạy Cha, Chúa Giê-su kể dụ ngôn người bạn đi xin bánh lúc nửa đêm. Người ấy không xin cho mình, mà cho người bạn lỡ đường. Người chủ nhà tuy đã đóng cửa, nhưng vì lòng kiên trì nài nỉ, ông đã dậy và cho người kia điều cần. Dụ ngôn mạc khải hai điều nền tảng của đời sống cầu nguyện: Cầu nguyện cần kiên trì, không nản chí khi chưa thấy kết quả.
Cầu nguyện là hành vi liên đới, là lo cho người khác, không phải chỉ lo cho bản thân. Thánh Tê-rê-sa A-vi-la nói rất sâu sắc: “Cầu nguyện không phải là nói nhiều, nhưng là ở lại trong tình thân mật với Đấng biết rõ lòng ta.”
Điều Thiên Chúa muốn ban không phải là những của cải chóng qua, mà là chính Thánh Thần của Ngài (x. Lc 11,13). Đó là điều quý nhất mà người cầu nguyện sẽ nhận được: Chính Thiên Chúa chứ không phải điều gì khác ngoài Chúa.
Gương của Abraham
Từ cây sồi ở Mam-brê, Thiên Chúa tỏ ý định của Ngài cho Áp-ra-ham (x. St 18,1). Nhận ra lòng thương xót Chúa, Áp-ra-ham đã thưa cùng Chúa: “Chớ thì Chúa sắp tiêu diệt người công chính cùng với kẻ tội lỗi sao? Nếu có năm mươi người công chính trong thành, họ cũng chết chung hay sao? Chúa không tha thứ cho cả thành vì năm chục người công chính đang ở trong đó sao?” (St 18, 24-25). Ông đã can đảm “mặc cả” với Thiên Chúa để xin tha cho thành Sô-đô-ma, nếu tìm được người công chính.
Ông đi từ nỗi sợ hãi đến lòng tin tưởng; từ một người cầu xin vụ lợi đến một người trung gian cho người khác. Đây là khuôn mẫu của cầu nguyện đích thực: không qui về mình, mà dấn thân cho sự sống của tha nhân. Câu chuyện không chỉ cho thấy lòng nhân từ của Thiên Chúa, mà còn dạy ta sự can đảm và kiên trì trong lời cầu nguyện. Không phải Thiên Chúa thay đổi, nhưng Áp-ra-ham thay đổi.
Vốn thương người, Áp-ra-ham đã cầu nguyện. Ông kêu van Chúa đã nhận lời. Đúng như Thánh Gio-an Kim Khẩu viết :“Cầu nguyện là vũ khí mạnh mẽ hơn cả gươm giáo. Áp-ra-ham không dùng vũ lực, nhưng chỉ dùng lời khẩn cầu, và ông đã được Chúa nghe.”
Chúng ta được mời gọi bước vào lời cầu nguyện của Áp-ra-ham, không phải để đòi hỏi điều mình muốn, mà để chia sẻ tâm tình của Thiên Chúa, Đấng muốn cứu độ chứ không tiêu diệt.
Sống cầu nguyện trong thời đại hôm nay
Trong bối cảnh hôm nay, với những thành tựu trí tuệ và công nghệ vượt bậc, việc cầu nguyện có vẻ lỗi thời, thậm chí phi lý. Tại sao lại nói chuyện với một Đấng vô hình? Có gì bảo đảm rằng lời cầu của tôi được lắng nghe?
Chính trong bối cảnh ấy, lời cầu nguyện trở nên một hành vi tri thức trưởng thành nhất, bởi nó thừa nhận giới hạn của lý trí và mở lòng trước một thực tại siêu việt. Công đồng Vatican II, trong Hiến chế Gaudium et Spes, viết: “Chính khi quên Thiên Chúa, con người cũng không còn hiểu chính mình.” (GS 36)
Cầu nguyện là cách để con người trở về với bản thể sâu xa nhất của mình, hình ảnh của Thiên Chúa. “Con người không thể sống trọn vẹn nếu không mở lòng đón nhận Thiên Chúa… chính trong thâm sâu của lòng mình, con người gặp gỡ Đấng Tuyệt Đối.” (GS 19)
Cầu nguyện không chỉ là một phần của đời sống Ki-tô hữu, nhưng là trung tâm. Cầu nguyện giúp ta: Biết điều mình cầu xin. Tin tưởng vào Chúa hơn vào sức riêng. Mở lòng ra với anh chị em.
Vậy, hãy cầu nguyện cho người khác như Áp-ra-ham, nhất là những người lầm lạc, tội lỗi, hoặc không có ai cầu thay cho họ. Cầu nguyện như Chúa Giê-su đã dạy, bằng một trái tim con thảo, sống điều mình cầu xin, “tha nợ cho người khác”, “làm theo ý Cha”.
Ước gì, mỗi lời “Lạy Cha” chúng ta thốt lên đều là một bước tiến trong hành trình nên thánh, và là một lời đáp lại tiếng gọi yêu thương của Đấng luôn lắng nghe.
(Lc 11, 1-13)
Cầu nguyện đúng cách
Cầu nguyện giữ một vai trò thiết yếu trong đời sống đức tin của Ki-tô hữu. Đó không chỉ là hành động thưa chuyện với Thiên Chúa, mà còn là sự gắn bó mật thiết, là nhịp sống tâm linh giúp con người lắng nghe, mở lòng và tín thác vào Thiên Chúa trong mọi hoàn cảnh.
Trong một thế giới hiện đại và đầy vội vã, bùng nổ công nghệ, đặc biệt là trí khôn nhân tạo (AI), con người đang đứng trước một nghịch lý: càng tiến bộ về kỹ thuật, lại càng có nguy cơ đánh mất chính mình. Khi hiệu suất, tốc độ và dữ liệu trở thành thước đo của giá trị, thì đời sống tinh thần, chiều sâu nội tâm, nhất là tình người, lòng bác ái và các mối tương quan người với người, người với Thiên Chúa dễ bị bỏ quên.
Cầu nguyện trở nên khó khăn, thậm chí bị xem là lạc hậu. Tuy nhiên, nhìn vào Chúa Giê-su, bậc thầy của cầu nguyện. Kinh Lạy Cha, khuôn mẫu của lời cầu, Áp-ra-ham, con người của cầu nguyện, chứng tỏ cầu nguyện thật cần thiết biết bao trong đời sống Ki-tô hữu.
Kinh Lạy Cha, lời cầu Chúa Giê-su dạy
Thấy Chúa Giê-su cầu nguyện, các môn đệ thưa : “Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện.“(Lc 11,1). Chúa đã không chỉ dạy một lời kinh, nhưng mở ra một con đường sống: Kinh Lạy Cha, bài học cho người môn đệ và là lời cầu nguyện khuôn mẫu của các Ki-tô hữu.
Khi Chúa Giê-su dạy các môn đệ gọi Thiên Chúa là “Cha“, Người mạc khải cho các ông biết Thiên Chúa là một người Cha gần gũi, yêu thương.
Dạy các môn đệ cầu xin cho “Danh Cha cả sáng, Nước Cha trị đến, Ý Cha thể hiện” (Lc 11,2), Chúa Giê-su muốn các ông đặt ưu tiên cho Thiên Chúa trước hết, rồi mới đến nhu cầu cá nhân. Thánh Cy-pri-a-nô viết: “Chúng ta không thể gọi Thiên Chúa là Cha, nếu sống ích kỷ, không yêu thương anh em.” Ngài nhấn mạnh, cầu nguyện không tách rời đời sống. Cầu nguyện đúng là cầu nguyện bằng con người thật của mình, và để lời cầu ấy biến đổi chính mình.
Sau Kinh Lạy Cha, Chúa Giê-su kể dụ ngôn người bạn đi xin bánh lúc nửa đêm. Người ấy không xin cho mình, mà cho người bạn lỡ đường. Người chủ nhà tuy đã đóng cửa, nhưng vì lòng kiên trì nài nỉ, ông đã dậy và cho người kia điều cần. Dụ ngôn mạc khải hai điều nền tảng của đời sống cầu nguyện: Cầu nguyện cần kiên trì, không nản chí khi chưa thấy kết quả.
Cầu nguyện là hành vi liên đới, là lo cho người khác, không phải chỉ lo cho bản thân. Thánh Tê-rê-sa A-vi-la nói rất sâu sắc: “Cầu nguyện không phải là nói nhiều, nhưng là ở lại trong tình thân mật với Đấng biết rõ lòng ta.”
Điều Thiên Chúa muốn ban không phải là những của cải chóng qua, mà là chính Thánh Thần của Ngài (x. Lc 11,13). Đó là điều quý nhất mà người cầu nguyện sẽ nhận được: Chính Thiên Chúa chứ không phải điều gì khác ngoài Chúa.
Gương của Abraham
Từ cây sồi ở Mam-brê, Thiên Chúa tỏ ý định của Ngài cho Áp-ra-ham (x. St 18,1). Nhận ra lòng thương xót Chúa, Áp-ra-ham đã thưa cùng Chúa: “Chớ thì Chúa sắp tiêu diệt người công chính cùng với kẻ tội lỗi sao? Nếu có năm mươi người công chính trong thành, họ cũng chết chung hay sao? Chúa không tha thứ cho cả thành vì năm chục người công chính đang ở trong đó sao?” (St 18, 24-25). Ông đã can đảm “mặc cả” với Thiên Chúa để xin tha cho thành Sô-đô-ma, nếu tìm được người công chính.
Ông đi từ nỗi sợ hãi đến lòng tin tưởng; từ một người cầu xin vụ lợi đến một người trung gian cho người khác. Đây là khuôn mẫu của cầu nguyện đích thực: không qui về mình, mà dấn thân cho sự sống của tha nhân. Câu chuyện không chỉ cho thấy lòng nhân từ của Thiên Chúa, mà còn dạy ta sự can đảm và kiên trì trong lời cầu nguyện. Không phải Thiên Chúa thay đổi, nhưng Áp-ra-ham thay đổi.
Vốn thương người, Áp-ra-ham đã cầu nguyện. Ông kêu van Chúa đã nhận lời. Đúng như Thánh Gio-an Kim Khẩu viết :“Cầu nguyện là vũ khí mạnh mẽ hơn cả gươm giáo. Áp-ra-ham không dùng vũ lực, nhưng chỉ dùng lời khẩn cầu, và ông đã được Chúa nghe.”
Chúng ta được mời gọi bước vào lời cầu nguyện của Áp-ra-ham, không phải để đòi hỏi điều mình muốn, mà để chia sẻ tâm tình của Thiên Chúa, Đấng muốn cứu độ chứ không tiêu diệt.
Sống cầu nguyện trong thời đại hôm nay
Trong bối cảnh hôm nay, với những thành tựu trí tuệ và công nghệ vượt bậc, việc cầu nguyện có vẻ lỗi thời, thậm chí phi lý. Tại sao lại nói chuyện với một Đấng vô hình? Có gì bảo đảm rằng lời cầu của tôi được lắng nghe?
Chính trong bối cảnh ấy, lời cầu nguyện trở nên một hành vi tri thức trưởng thành nhất, bởi nó thừa nhận giới hạn của lý trí và mở lòng trước một thực tại siêu việt. Công đồng Vatican II, trong Hiến chế Gaudium et Spes, viết: “Chính khi quên Thiên Chúa, con người cũng không còn hiểu chính mình.” (GS 36)
Cầu nguyện là cách để con người trở về với bản thể sâu xa nhất của mình, hình ảnh của Thiên Chúa. “Con người không thể sống trọn vẹn nếu không mở lòng đón nhận Thiên Chúa… chính trong thâm sâu của lòng mình, con người gặp gỡ Đấng Tuyệt Đối.” (GS 19)
Cầu nguyện không chỉ là một phần của đời sống Ki-tô hữu, nhưng là trung tâm. Cầu nguyện giúp ta: Biết điều mình cầu xin. Tin tưởng vào Chúa hơn vào sức riêng. Mở lòng ra với anh chị em.
Vậy, hãy cầu nguyện cho người khác như Áp-ra-ham, nhất là những người lầm lạc, tội lỗi, hoặc không có ai cầu thay cho họ. Cầu nguyện như Chúa Giê-su đã dạy, bằng một trái tim con thảo, sống điều mình cầu xin, “tha nợ cho người khác”, “làm theo ý Cha”.
Ước gì, mỗi lời “Lạy Cha” chúng ta thốt lên đều là một bước tiến trong hành trình nên thánh, và là một lời đáp lại tiếng gọi yêu thương của Đấng luôn lắng nghe.
Tin Giáo Hội Hoàn Vũ
Các nhà lãnh đạo Công Giáo cáo buộc phương Tây khai thác tài nguyên châu Phi
Vũ Văn An
14:31 23/07/2025

Ngala Killian Chimtom, Phóng viên Châu Phi của Crux, ngày 23 tháng 7, 2025, tường trình rằng: Theo một quan chức Công Giáo hàng đầu, vcác nước phương Tây đã khai thác tài nguyên của châu Phi, gây ra xung đột, rồi sau đó viện trợ trở lại như một “liều thuốc giảm đau”.
Johan Viljoen, Giám đốc Viện Hòa bình Denis Hurley thuộc Hội đồng Giám mục Nam Phi, đã xem xét tình hình ở Mozambique và nói với Crux rằng sự tiếp tay của địa phương cho phép các công ty phương Tây chiếm đoạt tài nguyên, dẫn đến chiến tranh, tàn phá và di tản.
Ông giải thích: “Mô hình này bao gồm việc phân bổ nguồn lực cho các công ty phương Tây, với sự tiếp tay của các chính trị gia địa phương, tiếp theo là xung đột phá hủy cơ sở hạ tầng và sinh kế, cuối cùng đẩy người dân vào các trại tị nạn. Sau đó, chính các nước phương Tây đó sẽ nói, này, chúng tôi đã lấy đất của các bạn, chúng tôi đã lấy nhà của các bạn, chúng tôi đã lấy đi sinh kế của các bạn, chúng tôi sẽ đưa các bạn vào trại tị nạn, nhưng đừng lo, cơ quan phát triển của chính phủ chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn một bao gạo mỗi tháng”.
Viljoen cho rằng chu kỳ này khiến châu Phi rơi vào tình trạng phụ thuộc vào viện trợ nước ngoài. Quan điểm này trái ngược với lời khen ngợi gần đây của Đức Hồng Y Fridolin Ambongo người Congo đối với viện trợ phương Tây hỗ trợ con đường tự lực của châu Phi.
Trong bài xã luận trên tờ Wall Street Journal có tựa đề “Châu Phi cần lòng hảo tâm của người Mỹ; sự hỗ trợ các bạn gửi đến chúng tôi không hề lãng phí”, Chủ tịch Hội nghị Chuyên đề Châu phi và Madagascar (SECAM) bày tỏ lòng biết ơn đối với Hoa Kỳ vì đã hỗ trợ con đường tự lực của châu Phi.
Ông bác bỏ viện trợ thúc đẩy phá thai, kiểm soát dân số, hoặc làm xói mòn các giá trị văn hóa châu Phi, lưu ý rằng "chủ nghĩa thực dân văn hóa không nhất thiết phải là cái giá phải trả cho một mối quan hệ đối tác đạo đức, chiến lược và nhân đạo".
Tuy nhiên, Viljoen lập luận rằng sự phụ thuộc của châu Phi vào viện trợ bắt nguồn từ sự bóc lột và bị từ chối tiếp cận các nguồn tài nguyên của chính mình.
Ông nói với Crux: "Lý do châu Phi bị ràng buộc với viện trợ phương Tây là vì người dân châu Phi không được tiếp cận các nguồn tài nguyên mà họ cần".
Viljoen nhấn mạnh cách các thuộc địa cũ của Pháp vẫn giữ quyền khai thác khoáng sản sau khi giành độc lập, tước đoạt của cải của họ và khiến họ rơi vào cảnh phụ thuộc. Quan điểm này được lặp lại bởi Cha Stan Chu Ilo, người lập luận rằng việc chấm dứt sự phụ thuộc vào viện trợ như một con đường hướng tới phẩm giá của châu Phi.
Cha Ilo - giáo sư nghiên cứu cao cấp về Kitô giáo thế giới, nghiên cứu châu Phi và sức khỏe hoàn cầu tại Trung tâm Công Giáo Thế giới và Thần học Liên văn hóa tại Đại học DePaul - đã đưa ra lập luận tương tự trong một bài báo có tựa đề "Chấm dứt sự phụ thuộc vào viện trợ: Giáo Hội Công Giáo và Con đường hướng tới phẩm giá của châu Phi" và được đăng trên trang tin tức Công Giáo VoiceAfrique. Ngài lấy Liberia, nơi có đồn điền cao su lớn nhất thế giới cung cấp cho Bridgestone có trụ sở tại Hoa Kỳ, làm ví dụ điển hình về sự bóc lột.
Ngài lưu ý rằng kể từ năm 1926, sự giàu có của Liberia đã chảy ra nước ngoài trong khi người dân vẫn nghèo đói, buộc đất nước phải phụ thuộc vào viện trợ.
Cha Ilo lập luận rằng sự phụ thuộc viện trợ này lan sang cả Giáo hội, chỉ trích "sự lệ thuộc mãn tính" trong các mối quan hệ giáo hội và những câu chuyện sai lệch về những người châu Phi bất lực được sử dụng trong việc gây quỹ.
Cha nói: "Châu Phi không phải là một lục địa phúc lợi. Người dân của nó không phải là người được bảo trợ vĩnh viễn của các quốc gia hay giáo hội giàu có hơn. Ăn xin là điều xa lạ với truyền thống của châu Phi".
Cha cho rằng viện trợ là một công cụ kiểm soát, nơi các nhà tài trợ phương Tây áp đặt các điều kiện thay vì trao quyền cho cộng đồng. Cha Ilo đồng tình với Ngân hàng Thế giới, tổ chức đã tuyên bố từ nhiều thập niên trước rằng việc giảm sự phụ thuộc viện trợ là điều cần thiết cho sự phát triển. Cha kêu gọi châu Phi ưu tiên thương mại, đầu tư vào người dân và từ chối "ngoại giao ăn xin".
Tuy nhiên, Viljoen nói thêm rằng tiến bộ cũng đòi hỏi phải loại bỏ các nhà lãnh đạo tham nhũng để đảm bảo các chính sách phản ảnh ý chí của người dân và cho phép tự lực cánh sinh.
Ông giải thích: “Điều đầu tiên là phải loại bỏ những nhà lãnh đạo tham nhũng. Và một khi người dân nắm quyền, ý chí dân chủ của người dân được phản ảnh trong các chính sách của chính phủ, và người dân có quyền tự do kiếm sống và tiếp cận các nguồn sinh kế, thì viện trợ sẽ không còn cần thiết nữa”.
Mức độ tham nhũng ở Châu Phi thật đáng kinh ngạc: Nó gây thiệt hại cho lục địa này khoảng 50 tỷ đô la mỗi năm, gần tương đương với tổng số viện trợ nước ngoài. Nếu tính cả các dòng tài chính bất hợp pháp, chi phí này sẽ lên tới hơn 148 tỷ đô la, vượt xa đáng kể dòng viện trợ hàng năm.
Cha Ilo cho rằng đã đến lúc Châu Phi chấm dứt “ảo tưởng về lòng nhân từ” và tập trung vào sự phát triển của lục địa.
Cha viết: “Châu Phi không tìm kiếm sự thương hại. Châu Phi tìm kiếm sự hợp tác – bắt nguồn từ sự tôn trọng, trách nhiệm chung và sự công nhận những tài sản dồi dào của mình”.
Cha nói: “Tương lai của Châu Phi, và sự chính trực của chứng tá Giáo hội, phụ thuộc vào việc chấm dứt những ảo tưởng về lòng nhân từ vốn duy trì sự phụ thuộc. Đã đến lúc chúng ta phải giành lại phẩm giá và tự đứng vững trên đôi chân của mình”.
Đức Giáo Hoàng Leo rời Castel Gandolfo và trở về Thành Vatican
Vũ Văn An
14:43 23/07/2025

Tạp chí Crux, ngày 23 tháng 7, 2025, cho hay: Trở về Rome vào tối thứ Ba sau chuyến nghỉ ngơi ngắn ngày tại thị trấn Castel Gandolfo gần đó, Đức Giáo Hoàng Leo XIV đã kêu gọi chấm dứt nạn buôn bán vũ khí “vốn là nguyên nhân đằng sau mọi cuộc chiến tranh”.
Đức Giáo Hoàng đã có bài phát biểu ngắn gọn với các nhà báo khi rời Villa Barberini, dinh thự mùa hè của Giáo hoàng, nơi ngài đã ở lại 16 ngày trong tháng 7.
Ngài nói: “Chúng ta phải khuyến khích mọi người từ bỏ vũ khí, và cũng từ bỏ mọi hoạt động buôn bán vốn là nguyên nhân đằng sau mọi cuộc chiến tranh. Thông thường, với nạn buôn bán vũ khí, con người trở thành những công cụ vô giá trị. Chúng ta phải liên tục nhấn mạnh điều này về phẩm giá của mỗi con người: Kitô hữu, Hồi giáo, thuộc mọi tôn giáo. Tất cả chúng ta đều là con cái của Thiên Chúa, được tạo dựng theo hình ảnh của Người. Vì vậy, chúng ta sẽ tiếp tục nỗ lực này”.
Khi được hỏi cụ thể liệu ngài có đến thăm Gaza hay không, Đức Giáo Hoàng trả lời “có rất nhiều nơi” ngài muốn đến, “nhưng đó không nhất thiết là công thức để tìm ra câu trả lời”.
Đức Leo cũng nói với họ rằng thời gian ngài ở Castel Gandolfo là một “kỳ nghỉ làm việc” nhưng việc có thể “thay đổi không khí một chút” là điều tốt cho ngài.
“Tôi chưa bao giờ ngừng theo dõi các sự kiện hiện tại”, ngài nói và cho biết thêm rằng ngài thường xuyên trao đổi qua điện thoại với các nhà lãnh đạo thế giới.
Ngài cho biết: “Cảm ơn Chúa, tiếng nói của Giáo hội vẫn còn quan trọng. Chúng ta hãy tiếp tục nỗ lực thúc đẩy hòa bình”.
Các Giáo hoàng đã sử dụng Castel Gandolfo làm nơi nghỉ dưỡng mùa hè từ đầu những năm 1600, do thời tiết nóng bức ở Rome. Thị trấn nằm trên đồi và bên một hồ nước lớn, mát mẻ hơn nhiều so với thủ đô.
Tuy nhiên, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đã chọn ở lại Rome vào mùa hè và chỉ đến thăm Castel Gandolfo ba lần, không nghỉ qua đêm.
Trong thời gian ở Castel Gandolfo, Đức Giáo Hoàng Leo đã theo dõi sát sao các sự kiện ở Gaza, đặc biệt là vụ xe tăng tấn công Nhà thờ Công Giáo Holy Family ở Thành phố Gaza vào ngày 17 tháng 7.
Sau vụ tấn công, ngài đã nói chuyện với Đức Hồng Y Pierbattista Pizzaballa, Thượng phụ Latinh của Jerusalem, cũng như cả Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu lẫn Chủ tịch Nhà nước Palestine, Mahmoud Abbas.
Đức Giáo Hoàng Leo cũng đã đích thân gặp Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelenskyy trong thời gian lưu trú tại thị trấn Ý này.
Cuộc hôn nhân của Thánh Bridget phản ánh thế giới hiện đại của chúng ta ra sao
Vũ Văn An
14:54 23/07/2025

Philip Kosloski, trên tạp chí Aleteia, mục Linh Đạo, ngày 23/07/2025, viết: Thánh Bridget có một cuộc hôn nhân bền vững và lành mạnh, giúp chồng bà đến gần Chúa Kitô hơn nhờ ảnh hưởng nhẹ nhàng và tích cực của bà.
Thánh Bridget kết hôn với Ulf Gudmarsson khi bà mới 13 tuổi. Lúc đó, ông 18 tuổi và ban đầu còn thờ ơ với đức tin Công Giáo.
Bà có một tình yêu nồng nàn dành cho Chúa Giêsu Kitô, một tình yêu có sức lan tỏa -- và ảnh hưởng tích cực đến Ulf.
Hai người cùng nhau theo Luật Dòng Ba Phanxicô và làm những gì có thể để nuôi sống và cung cấp quần áo cho người nghèo. Ulf qua đời sau khi cùng Thánh Bridget hành hương đến Santiago de Compostella.
Khi Ulf qua đời, họ đã kết hôn được 28 năm và ông thậm chí còn bị cuốn hút vào đời sống tu trì, thường xuyên đến tu viện Xitô.
“Linh đạo hôn nhân” đích thực
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã chỉ ra cuộc hôn nhân của Thánh Bridget như một ngọn hải đăng có thể nói với thế giới hiện đại. Ngài đã chia sẻ suy nghĩ của mình trong một buổi tiếp kiến chung vào năm 2010:
Giai đoạn đầu tiên này trong cuộc đời của Thánh Bridget giúp chúng ta trân trọng điều mà ngày nay chúng ta có thể mô tả là một "linh đạo hôn nhân" đích thực: cùng nhau, các cặp vợ chồng Kitô hữu có thể thực hiện một hành trình thánh thiện được nâng đỡ bởi ân sủng của Bí tích Hôn phối.
Sau đó, ngài nêu gương Thánh Bridget như một ví dụ điển hình về cách một người vợ có thể ảnh hưởng tích cực đến chồng mình:
Thông thường, chính người phụ nữ, như đã xảy ra trong cuộc đời của Thánh Bridget và Ulf, đã thành công trong việc thuyết phục chồng mình theo đuổi con đường đức tin bằng sự nhạy cảm tôn giáo, sự tinh tế và dịu dàng của mình.
Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã ca ngợi những người vợ thời hiện đại, những người luôn nỗ lực làm điều tương tự, và cầu xin cho các cặp vợ chồng biết noi gương Thánh Bridget và Ulf trong việc cùng nhau tiến bước đến Chúa Giêsu Kitô:
Tôi nghĩ đến với lòng biết ơn rất nhiều người phụ nữ, ngày qua ngày, soi sáng gia đình họ bằng chứng tá đời sống Kitô giáo, ngay cả trong thời đại của chúng ta. Nguyện xin Thánh Thần Chúa vẫn soi sáng sự thánh thiện nơi các đôi vợ chồng Kitô hữu ngày nay, để cho thế giới thấy vẻ đẹp của hôn nhân được sống theo các giá trị Tin mừng: tình yêu, sự dịu dàng, sự giúp đỡ lẫn nhau, sự phong phú trong việc sinh sản và nuôi dạy con cái, sự cởi mở và đoàn kết với thế giới, và sự tham gia vào đời sống của Giáo hội.
Nhiều người trẻ trong thế giới ngày nay mong muốn một cuộc hôn nhân tràn đầy đức tin, nhưng một trong hai người lại không cùng quan điểm. Điều này có thể khó khăn và dường như là một rào cản không thể vượt qua.
Tuy nhiên, Thánh Bridget cho thấy rằng chúng ta có thể cùng nhau trưởng thành trong đức tin Kitô giáo, thông qua một chứng tá dịu dàng.
Thánh Bridget và Ulf là một ví dụ tuyệt đẹp về một cuộc hôn nhân lành mạnh được kết hợp bởi tình yêu của họ dành cho Chúa Giêsu Kitô.
VietCatholic TV
Biến lớn: Cựu TT Obama bị cáo buộc phản quốc. Lính Nga bị nhân quả tức khắc. NATO: TQ đã tham chiến
VietCatholic Media
03:03 23/07/2025
1. Cựu Tổng thống Barack Obama đáp lại cáo buộc “phản quốc” do Tổng thống Donald Trump đưa ra
Văn phòng của cựu Tổng thống Barack Obama đã đưa ra tuyên bố sau khi Tổng thống Trump cáo buộc đảng Dân chủ và các thành viên trong chính quyền của ông phạm tội “phản quốc” khi bịa đặt thông tin tình báo liên quan đến sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016.
“Vì tôn trọng chức vụ tổng thống, văn phòng chúng tôi thường không xem nhẹ những thông tin vô nghĩa và sai lệch liên tục từ Tòa Bạch Ốc. Nhưng những cáo buộc này quá đáng đến mức đáng bị lên án. Những cáo buộc kỳ quặc này thật lố bịch và là một nỗ lực đánh lạc hướng yếu ớt”, tuyên bố cho biết.
Tổng thống Trump hiếm khi có được mối quan hệ thân thiện với những người tiền nhiệm. Cáo buộc cựu Tổng thống Obama phản quốc đã vấp phải sự phản đối dữ dội từ những người chỉ trích, cho rằng những cáo buộc này là một nỗ lực nhằm đánh lạc hướng dư luận khỏi những tranh cãi xung quanh hồ sơ Jeffrey Epstein.
Theo tuyên bố từ văn phòng của Cựu Tổng thống Obama, ông hiếm khi bình luận về những tuyên bố của Tổng thống Trump hoặc chính quyền của ông.
Phát ngôn nhân của Cựu Tổng thống Obama, Patrick Rodenbush, đã bác bỏ những tuyên bố của Tổng thống Trump và Giám đốc Tình báo Quốc gia Tulsi Gabbard, và cho biết rằng: “Không có nội dung nào trong tài liệu được công bố tuần trước làm suy yếu kết luận được chấp nhận rộng rãi rằng Nga đã nỗ lực gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2016 nhưng không thao túng thành công bất kỳ phiếu bầu nào”, ông nói. “Những phát hiện này đã được khẳng định trong báo cáo năm 2020 của Ủy ban Tình báo Thượng viện lưỡng đảng, do Chủ tịch lúc bấy giờ là Marco Rubio dẫn đầu.”
Phát biểu tại Phòng Bầu dục vào hôm thứ Ba, Tổng thống Trump gọi Cựu Tổng thống Obama là “thủ lĩnh của băng đảng” khi nói đến cuộc điều tra về Nga và kết quả của cuộc bầu cử năm 2020.
“Ông ta có tội...Đây là tội phản quốc,” Tổng thống Trump nói.
Lời chỉ trích của Tổng thống Trump, một sự đi chệch khỏi công việc chính thức của ông khi tiếp đón nhà lãnh đạo Phi Luật Tân, diễn ra trong bối cảnh một báo cáo mới của Gabbard tiêu biểu cho nỗ lực mới nhất của chính quyền ông nhằm viết lại lịch sử cuộc điều tra về Nga, là điều đã khiến ông tức giận trong nhiều năm.
Báo cáo được công bố vào hôm thứ sáu đã bênh vực Tổng thống Trump khi hạ thấp mức độ can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử năm 2016 bằng cách nhấn mạnh vào các email của chính quyền Obama cho thấy các quan chức đã kết luận trước và sau cuộc bầu cử tổng thống rằng Mạc Tư Khoa không tấn công hệ thống bầu cử của tiểu bang để thao túng phiếu bầu có lợi cho Tổng thống Trump.
Cựu Tổng thống Barack Obama có thể phải vào tù không?
Hôm Thứ Ba, 22 Tháng Bẩy, ngoài cựu Tổng thống Obama, Tổng thống Trump đã đưa ra danh sách những người mà ông cáo buộc đã hành động phạm tội “ở cấp cao nhất”, bao gồm cựu Giám đốc FBI James Comey, cựu Ngoại trưởng Hillary Clinton, người đã tranh cử với Tổng thống Trump vào năm 2016, và cựu giám đốc tình báo quốc gia James Clapper.
Tổng thống Trump cáo buộc cựu Tổng thống Obama là “kẻ cầm đầu” của một âm mưu nhằm hạ bệ ông.
Cựu Tổng thống Obama chưa bao giờ bị cáo buộc làm bất kỳ hành vi sai trái nào trong cuộc điều tra về Nga, và trong mọi trường hợp, một phán quyết mang tính bước ngoặt của Tòa án Tối cao vào năm ngoái đã bảo vệ các cựu tổng thống khỏi bị truy tố vì những hành vi chính thức được thực hiện khi đang tại nhiệm.
Một video được công bố hôm Chúa Nhật trên Truth Social được làm bằng Trí Tuệ Nhân Tạo cho thấy cựu Tổng thống Obama bị bắt và đang ngồi tù, mặc một bộ đồ màu cam. Tuy nhiên, hãy cẩn thận, đừng coi là thật, người ta làm giả thôi. Khả năng cựu Tổng thống Obama phải vào tù rất là hi hữu.
Phản quốc là gì? Giải thích định nghĩa
Tội phản quốc được định nghĩa tại Hoa Kỳ theo Điều III, Mục 3 của Hiến pháp, trong đó có đoạn: “Tội phản quốc chống lại Hoa Kỳ chỉ bao gồm việc phát động chiến tranh chống lại Hoa Kỳ, hoặc liên kết với đối phương, giúp đỡ và khích lệ họ. Không ai bị kết tội phản quốc trừ khi có lời khai của hai nhân chứng về cùng một hành vi công khai, hoặc khi được thú tội tại Tòa án công khai.”
Về cơ bản, điều này có nghĩa là bị cáo đã cố tình phản bội lòng trung thành với Hoa Kỳ bằng cách gây chiến với chính phủ của mình hoặc hỗ trợ đối phương của Hoa Kỳ. Hành vi lật đổ chính phủ cũng có thể được xem xét trong trường hợp này.
Chỉ có khoảng 40 vụ truy tố liên bang về tội phản quốc trong lịch sử Hoa Kỳ, trong đó có nhiều vụ không dẫn đến kết án.
Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson phát biểu trong một cuộc phỏng vấn gần đây với CBS: “Những người đang bị chỉ trích hiện nay đã tham gia vào một âm mưu tung ra một loạt cáo buộc sai trái trắng trợn, vậy mà họ vẫn nói tiếp dối người dân Mỹ. Họ nhìn thẳng vào máy quay và nói dối. Họ biết rõ mình đang làm gì suốt thời gian qua. Vì vậy, phải có trách nhiệm giải trình cho việc này.”
[Newsweek: Barack Obama Responds to Donald Trump's Russia 'Treason' Threats]
2. Máy bay điều khiển từ xa của Ukraine được tường trình đã tấn công nhà máy Samara sản xuất nguyên liệu thô cho pháo binh và bom của Nga
Mạc Tư Khoa cho biết Ukraine đã thực hiện một loạt cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa trên khắp nước Nga vào ngày 22 tháng 7, trong khi một quan chức Ukraine cho biết một trong những mục tiêu là một cơ sở quân sự quan trọng.
Tại tỉnh Samara của Nga, Thống đốc Vyacheslav Fedorishchev cho biết một số máy bay điều khiển từ xa đã bị phá hủy khi cố gắng tấn công một cơ sở công nghiệp.
Fedorishchev báo cáo không có thương vong hay thiệt hại nào nhưng xác nhận rằng chính quyền đã tạm thời hạn chế internet di động trong khu vực để hỗ trợ nỗ lực quân sự vô hiệu hóa máy bay điều khiển từ xa.
Theo Andrii Kovalenko, một quan chức tại Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Ukraine, mục tiêu ở Samara là Công ty Hóa dầu Novokuybyshevsk, một cơ sở chế biến khí đốt và hóa dầu lớn cung cấp nguyên liệu thô dùng trong sản xuất thuốc nổ.
Ông cho biết những vật liệu này được sử dụng trong đạn pháo, bom trên không, bom chùm và hỏa tiễn — những thành phần quan trọng trong các hoạt động quân sự của Nga.
“Khối lượng chế biến nguyên liệu thô là khoảng 1 triệu tấn mỗi năm. Hiện vẫn chưa rõ liệu cơ sở này bị hư hại đến mức nào.”
Samara nằm cách biên giới Ukraine-Nga khoảng 500 km.
Bộ Quốc phòng Nga cho biết lực lượng phòng không của nước này đã chặn và phá hủy 35 máy bay điều khiển từ xa cánh cố định trong đêm ở nhiều khu vực khác nhau, bao gồm các khu vực gần Mạc Tư Khoa, Hắc Hải và một số tỉnh phía tây và phía nam.
Thị trưởng Mạc Tư Khoa Sergei Sobyanin xác nhận một máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ trên đường đến thủ đô, và lực lượng cấp cứu đã có mặt tại hiện trường vụ tai nạn. Đây là đêm thứ sáu liên tiếp Mạc Tư Khoa bị tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa.
Kyiv đã nhiều lần tấn công vào các cơ sở công nghiệp và quân sự của Nga ở sâu trong hậu phương để làm suy yếu khả năng tiến hành chiến tranh toàn diện của Mạc Tư Khoa.
[Kyiv Independent: Ukrainian drones reportedly attack Samara plant making raw materials for Russian artillery, bombs]
3. Đại sứ Hoa Kỳ cạnh NATO cảnh báo Trung Quốc về việc ‘trợ cấp’ cho cuộc chiến của Nga ở Ukraine
Đại sứ Hoa Kỳ tại NATO Matthew Whitaker cảnh báo vào ngày 22 tháng 7 rằng Trung Quốc có thể phải chịu hậu quả vì ủng hộ cuộc chiến của Nga ở Ukraine nếu Mạc Tư Khoa từ chối giải quyết hòa bình.
Whitaker nói với Fox Business: “Tôi nghĩ họ cần phải bị lên án vì đã tài trợ cho vụ giết người đang diễn ra trên chiến trường ở Ukraine”.
“Trung Quốc nghĩ rằng họ đang tiến hành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm thông qua Nga. Họ muốn giữ cho Hoa Kỳ và các đồng minh của chúng ta bận rộn với cuộc chiến này, để chúng ta không thể tập trung vào những thách thức chiến lược khác.”
Những nhận xét này được đưa ra sau tuyên bố ngày 14 tháng 7 của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump rằng Hoa Kỳ sẽ áp đặt mức thuế quan thứ cấp “nghiêm khắc” đối với Nga trừ khi nước này đồng ý chấm dứt chiến tranh trong vòng 50 ngày.
“Các lệnh trừng phạt thứ cấp sẽ rất đáng kể”, Whitaker nói thêm. “Chúng sẽ ảnh hưởng đến các quốc gia đang mua dầu của Nga, dù đó là Trung Quốc, Ấn Độ hay Brazil.”
Chiến lược của Hoa Kỳ nhằm gây áp lực lên Nga bằng cách hạn chế thu nhập từ dầu khí, chiếm khoảng một phần ba doanh thu liên bang và vẫn là nguồn tài trợ quan trọng cho nỗ lực chiến tranh của nước này.
Nếu một quốc gia thứ ba như Trung Quốc tiếp tục mua dầu của Nga, hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ có thể phải chịu mức thuế quan 100%, làm tăng đáng kể giá cả cho người tiêu dùng Hoa Kỳ và gây áp lực lên các nhà xuất khẩu Trung Quốc.
Trung Quốc vẫn là một trong những đối tác kinh tế gần gũi nhất của Nga thời chiến. Trung Quốc là khách hàng mua dầu thô hàng đầu của Mạc Tư Khoa và là nhà cung cấp chính các mặt hàng lưỡng dụng được sử dụng trong lĩnh vực quốc phòng của Nga.
Đầu tháng này, tờ South China Morning Post đưa tin Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã nói với nhà lãnh đạo chính sách đối ngoại của Liên Hiệp Âu Châu, Kaja Kallas, rằng Trung Quốc “không thể” để Nga thua trong cuộc chiến ở Ukraine, trích dẫn nguồn tin giấu tên quen thuộc với cuộc trao đổi này.
Ukraine đã lên tiếng cảnh báo về sự liên kết của Bắc Kinh với Mạc Tư Khoa. Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã nhiều lần cảnh báo về vai trò của Trung Quốc trong việc kéo dài chiến tranh và cáo buộc nước này đứng về phía Điện Cẩm Linh.
Putin dự kiến sẽ thăm Trung Quốc vào tháng 9 để tham dự hội nghị thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, nơi ông sẽ gặp nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình.
[Kyiv Independent: US NATO ambassador warns China over 'subsidizing' Russia's war in Ukraine]
4. Cựu quan chức cảnh sát Ukraine được tường trình đã qua đời trong cùng khu phức hợp ở Tây Ban Nha nơi người đào tẩu Nga bị hại
Một cựu quan chức cảnh sát cao cấp của Ukraine được phát hiện đã chết trong hoàn cảnh bí ẩn tại cùng khu dân cư ở Tây Ban Nha, nơi một phi công Nga đào tẩu sang Ukraine bị ám sát vào năm ngoái, hãng tin Tây Ban Nha El Espanol đưa tin hôm Thứ Ba, 22 Tháng Bẩy.
Thi thể của Ihor Hrushevskyi, 61 tuổi, cựu sĩ quan cao cấp của Cục Phòng chống tội phạm có tổ chức Ukraine, được phát hiện nằm sấp mặt trong bể bơi của khu dân cư Cala Alta ở Villajoyosa, một thị trấn ven biển thuộc tỉnh Alicante của Tây Ban Nha, vào ngày 29 tháng 6.
Mặc dù kết quả khám nghiệm ban đầu cho thấy không có dấu hiệu bạo lực, các nhân chứng cho biết ông bị chảy máu từ một bên tai, cho thấy có thể là xuất huyết não hoặc đột quỵ. Bất chấp nỗ lực cứu chữa của người chứng kiến và nhân viên cấp cứu, Hrushevskyi đã được tuyên bố tử vong tại hiện trường.
Nguyên nhân chính xác dẫn đến cái chết của Hrushevskyi vẫn chưa rõ ràng.
El Espanol đưa tin rằng Hrushevskyi là một quan chức cao cấp trong Bộ Nội vụ Ukraine và sau đó là Cảnh sát Quốc gia, mặc dù ông hầu như không xuất hiện trong hồ sơ công khai.
Cơ sở dữ liệu pháp lý của Ukraine được tường trình ghi nhận ông giữ các chức vụ cao cấp trong các đơn vị chống tội phạm có tổ chức ở các tỉnh Cherkasy và Kirovohrad vào đầu những năm 1990. Các đơn vị này đã bị giải thể vào năm 2015 trong khuôn khổ cải cách cảnh sát và được thay thế bởi Cảnh sát Quốc gia và Cục Chống tham nhũng thuộc SBU.
Khu dân cư này trước đây từng là nơi xảy ra cái chết của một phi công người Nga Maksim Kuzminov, người đã đào tẩu sang Ukraine bằng một chiếc trực thăng quân sự vào năm 2023.
Kuzminov được phát hiện bị bắn chết trong một gara ở đó vào tháng 2 năm 2024, với một chiếc xe bị cháy rụi được phát hiện gần đó, được tường trình do những kẻ sát hại ông sử dụng. Tình báo quân sự Ukraine xác nhận cái chết của ông vào ngày 19 tháng 2 năm 2024.
Không có mối liên hệ trực tiếp nào được xác nhận giữa hai trường hợp tử vong.
Theo tờ El Espanol, Hrushevskyi mới mua và bắt đầu cải tạo một căn nhà trong khu phức hợp.
Theo hãng tin này, tuổi tác của Hrushevskyi và việc ông mới mua căn nhà này khiến một số người hàng xóm tin rằng ông có thể chỉ đơn giản là nghỉ hưu tại Villajoyosa vì cộng đồng người Ukraine đông đảo ở đây.
[Kyiv Independent: Ukrainian ex-police official reportedly found dead in same Spanish complex where Russian defector was killed]
5. Iran xây dựng liên minh với Trung Quốc và Nga trước mối đe dọa từ Hoa Kỳ
Theo Hãng thông tấn Cộng hòa Hồi giáo, gọi tắt là IRNA, Iran, Trung Quốc và Nga sẽ thảo luận về mối đe dọa trừng phạt của Hoa Kỳ và chương trình hạt nhân của nước này trong một cuộc họp tại Tehran vào Thứ Ba, 22 Tháng Bẩy.
Iran đang tích cực tìm kiếm sự hỗ trợ từ Nga và Trung Quốc sau cuộc không kích của Hoa Kỳ làm hư hại các cơ sở hạt nhân quan trọng trong cuộc xung đột kéo dài 12 ngày với Israel vào tháng trước.
Cuộc gặp diễn ra trong bối cảnh căng thẳng đang tiếp diễn về chương trình hạt nhân của Iran và các cuộc đàm phán với Hoa Kỳ đang bị đình trệ. Tổng thống Trump tuyên bố sẽ tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran một lần nữa “nếu cần thiết”, đồng thời nhắc lại lời cảnh báo của ông với Tehran rằng nước này nên từ bỏ tham vọng tiếp tục làm giàu uranium - điều mà Iran đã tuyên bố sẽ không đồng ý.
“Chúng tôi đang liên tục tham khảo ý kiến với hai nước này để ngăn chặn việc kích hoạt cơ chế “bật lại” hoặc giảm thiểu hậu quả của nó”, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Esmail Baqaei phát biểu tại cuộc họp báo hôm thứ Hai, đề cập đến cơ chế “bật lại” nhằm trừng phạt nếu không đạt được thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran. “Chúng tôi có lập trường thống nhất và mối quan hệ tốt đẹp”, ông Baqaei được hãng thông tấn Iran International trích dẫn.
Tuần này, Iran và Nga đã tiến hành cuộc tập trận hải quân chung tại Biển Caspi, trong khi các quan chức cao cấp của Iran, bao gồm Bộ trưởng Quốc phòng Aziz Nasirzadeh và cố vấn cao cấp Ali Larijani, đã gặp gỡ giới lãnh đạo Nga và nhà độc tài Vladimir Putin tại Mạc Tư Khoa trong tuần này.
Quân đội Iran tuyên bố tình trạng sẵn sàng cao độ, cảnh báo sẽ đưa ra “phản ứng tàn khốc và hủy diệt” đối với bất kỳ cuộc tấn công nào trong tương lai vào các cơ sở quân sự hoặc hạt nhân của nước này.
Năm 2015, Iran và một số cường quốc thế giới, bao gồm Pháp, Anh và Đức, đã ký Kế hoạch Hành động Toàn diện Chung, gọi tắt là JCPOA, một thỏa thuận nhằm hạn chế các hoạt động hạt nhân của Tehran để đổi lấy việc nới lỏng trừng phạt. JCPOA dự kiến sẽ hết hạn vào tháng 10. Hoa Kỳ đã rút khỏi thỏa thuận này vào năm 2018 dưới thời Tổng thống Trump, đồng thời tái áp đặt các biện pháp trừng phạt.
Tehran khẳng định chương trình của họ là dân sự, nhưng Hoa Kỳ và đồng minh Israel cáo buộc họ tìm kiếm vũ khí hạt nhân. “Chúng tôi không thể từ bỏ việc làm giàu uranium vì đó là thành tựu của chính các nhà khoa học của chúng tôi. Và giờ đây, hơn thế nữa, đó là vấn đề lòng tự hào dân tộc”, Araghchi nói với Bret Baier của Fox News hôm thứ Hai.
Phát ngôn nhân Bộ Ngoại Giao Trung Quốc Mao Ninh phát biểu tại cuộc họp báo hôm thứ Hai, được IRNA trích dẫn, rằng: “Vấn đề hạt nhân Iran liên quan đến hòa bình và an ninh ở Trung Đông, đồng thời cũng liên quan đến chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế. Chúng tôi luôn tin rằng giải quyết vấn đề hạt nhân Iran bằng con đường ngoại giao là giải pháp duy nhất đúng đắn. Chúng tôi kêu gọi tất cả các bên cùng chung một hướng và đóng góp vào lộ trình giải quyết chính trị cho vấn đề hạt nhân Iran.”
Maria Zakharova, giám đốc phòng báo chí Bộ Ngoại giao, cho biết hôm Thứ Ba, 22 Tháng Bẩy: “Theo chỉ thị của Lãnh tụ Tối cao Iran, Đại giáo chủ Ali Khamenei, ông Ali Larijani đã trình bày quan điểm của Cộng hòa Hồi giáo về tình hình leo thang hiện nay ở Trung Đông, đặc biệt là xung quanh chương trình hạt nhân của Iran. Phía Nga bày tỏ sự ủng hộ đối với việc ổn định tình hình trong khu vực và giải quyết mọi vấn đề liên quan đến chương trình hạt nhân của Iran thông qua các biện pháp chính trị. “
[Newsweek: Iran Builds Alliance with China and Russia in Face of US Threat]
6. Nhân quả tức khắc: Quân đội Ukraine công bố đoạn phim ghi lại cảnh quân đội Nga thảm sát dân thường ở tỉnh Donetsk — và hành động trả đũa của Ukraine
Lữ đoàn cơ giới độc lập số 63 của Ukraine đã công bố đoạn video vào ngày 22 tháng 7, được tường trình ghi lại cảnh quân đội Nga bắn và giết một thường dân đang đi xe đạp ở làng tiền tuyến Torske thuộc tỉnh Donetsk. Phát ngôn nhân Cục Tình Báo Quân Đội Ukraine, Đại Úy Andriy Yusov, cho biết như trên trong cuộc họp báo tại trung tâm báo chí Kyiv sáng Thứ Tư, 23 Tháng Bẩy.
Ông cho biết những người lính thuộc Lữ đoàn 63 đã ghi lại vụ nổ súng và hành động trả thù sau đó của họ đối với ba người lính Nga có liên quan đến vụ giết người.
“Người Nga đã bắn một thường dân ở Torske, cố ý và có ý định giết người”, ông nói.
Đoạn phim cho thấy một người đàn ông đang đạp xe trên đường làng thì bị quân Nga ẩn núp trong những tán cây gần đó phục kích. Sau khi người lái xe ngã xuống, ba người lính xuất hiện trên đường. Một người bắn thẳng vào người lái xe.
Những binh sĩ Ukraine điều khiển và xạ thủ máy bay điều khiển từ xa đã tiêu diệt ba binh sĩ Nga chịu trách nhiệm về vụ việc, Lữ đoàn 63 cho biết.
Đại Úy Yusov nhận xét rằng: “Không cần phải ra tòa - nghiệp chướng đã có hiệu lực ngay lập tức”.
Nhiều vụ quân đội Nga giết hại hoặc ngược đãi dân thường đã xuất hiện kể từ khi Mạc Tư Khoa bắt đầu cuộc xâm lược toàn diện vào năm 2022.
Các công tố viên và nhóm giám sát Ukraine đã ghi nhận ngày càng nhiều trường hợp lực lượng Nga hành quyết tù nhân chiến tranh, gọi tắt là POW Ukraine, vi phạm có hệ thống Công ước Geneva.
Vào tháng 11 năm 2024, binh lính Nga đã bắn chết một phụ nữ dân thường tại làng tiền tuyến Terny ở tỉnh Donetsk.
[Kyiv Independent: Ukrainian military releases footage of Russian troops killing civilian in Donetsk Oblast — and Ukraine's retaliation]
7. Chủ tịch Tòa án Tối cao Nga qua đời ở tuổi 71
Hãng thông tấn nhà nước Nga TASS đưa tin vào ngày 22 tháng 7, trích dẫn nguồn tin thân cận với bà, Irina Podnosova, chánh án Tòa án Tối cao Nga, đã qua đời tại Mạc Tư Khoa ở tuổi 71 sau một thời gian lâm bệnh nặng. Tòa án Tối cao Nga là cơ quan được Putin coi rất trọng để bảo đảm sự tồn vong của chế độ qua việc thẳng thừng đàn áp các nhân vật đối lập.
Hãng thông tấn RBK thân nhà nước Nga đưa tin vị thẩm phán đã chiến đấu với bệnh tật trong hơn một năm. TASS cho biết bà qua đời vì bệnh ung thư.
Podnosova đứng đầu cơ quan tư pháp cao nhất của Nga kể từ ngày 17 tháng 4 năm 2024, khi bà được bổ nhiệm là ứng cử viên duy nhất, được Putin đề cử.
Bà đảm nhận chức vụ này sau khi Vyacheslav Lebedev, người giữ chức chủ tịch Tòa án Tối cao kể từ năm 1991, qua đời.
Podnosova tốt nghiệp khoa luật của Đại học Quốc gia Leningrad năm 1975, cùng năm với Putin. Bà làm việc tại Tòa án Tối cao từ năm 2020, trở thành phó chủ tịch phụ trách các vụ tranh chấp kinh tế và trọng tài.
Tờ báo Kommersant của Nga khi đó viết rằng Podnosova không có kinh nghiệm trọng tài nhưng được coi là một nhân vật có ảnh hưởng trong hệ thống tư pháp Nga. Nguồn tin của tờ báo cho biết “ai cũng hiểu người nào đứng sau bà ấy”.
Tòa án Tối cao là tòa phúc thẩm chung thẩm của Nga. 115 thành viên của tòa được Tổng thống Nga đề cử và Hội đồng Liên bang, thượng viện của quốc hội, bổ nhiệm.
Các chuyên gia nhân quyền cho biết hệ thống tư pháp của Nga bị chính phủ kiểm soát chặt chẽ, thường được sử dụng để đàn áp những người đối lập chính trị.
“Chết sớm như thế là tốt cho bà ấy vì có thể tránh không phải ngồi tù một khi Putin không còn trên ngai vàng,” Mikhail Khodorkovsky, một nhà hoạt động đối lập người Nga nhận xét. Ông nói tiếp rằng “Lẽ ra, bà ấy nên sống tiếp vài năm nữa để chịu trách nhiệm về những bản án oan sai mà bà ta đưa ra theo lệnh của Putin.”
[Kyiv Independent: Russian Supreme Court chair dies at 71 after illness]
8. Tổng thống Donald Trump đưa ra cảnh báo mới cho Iran, đe dọa tấn công lần nữa
Tổng thống Trump cho biết ông sẽ tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran một lần nữa “nếu cần thiết”, đồng thời nhắc lại lời cảnh báo với Tehran rằng nước này nên từ bỏ tham vọng tiếp tục làm giàu uranium.
Tổng thống Trump lưu ý đến những bình luận của Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi trong cuộc phỏng vấn với người dẫn chương trình Bret Baier của Fox News, trong đó nhà ngoại giao này mô tả mức độ nghiêm trọng của thiệt hại do các cuộc tấn công của Hoa Kỳ vào các cơ sở hạt nhân chính của nước này vào ngày 22 tháng 6.
Araghchi cho biết các cơ sở làm giàu đã bị “phá hủy”.
“Tất nhiên là vậy, giống như tôi đã nói, và chúng tôi sẽ tấn công một lần nữa nếu cần thiết!” Tổng thống Trump đã đăng bài trên nền tảng Truth Social của mình vào thứ Hai, ngày 21 tháng 7, chỉ trích những thông tin đưa tin trước đó trên phương tiện truyền thông đã đặt câu hỏi về mức độ thiệt hại gây ra.
Bài đăng của Tổng thống Trump đã chỉ trích báo cáo của CNN về đánh giá ban đầu của tình báo Hoa Kỳ cho rằng các cuộc tấn công không phá hủy được chương trình hạt nhân của Iran mà chỉ làm chậm lại chương trình này trong nhiều tháng.
Tổng thống Trump diễn giải những bình luận của Araghchi cho thấy các cuộc tấn công quân sự của Mỹ đã ngăn chặn khả năng phát triển bom hạt nhân của Iran.
Tuy nhiên, dù thừa nhận các cơ sở hạt nhân đã bị hư hại nặng, Ngoại trưởng Iran nói thêm rằng Tehran sẽ tiếp tục làm giàu uranium vì “lòng tự hào dân tộc”, ám chỉ rằng tham vọng hạt nhân của họ vẫn chưa kết thúc.
Aragchi cho biết các nhà điều tra Iran đang đánh giá thiệt hại và các thanh tra viên của Liên Hiệp Quốc có thể kiểm tra các địa điểm hạt nhân của Iran.
Ông không xác nhận hay phủ nhận liệu uranium làm giàu có sống sót sau các cuộc không kích của Mỹ hay không, nhưng cho biết Tehran sẽ cung cấp thông tin chi tiết cho Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, gọi tắt là IAEA. IAEA trước đây đã nói rằng họ không biết chuyện gì đã xảy ra với uranium làm giàu của Iran.
Aragchi cho biết Iran có thể chứng minh chương trình hạt nhân của mình là vì mục đích hòa bình, điều này có thể dẫn đến việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt, một động thái mà ông mô tả là “có lợi cho cả Tehran và Washington”.
Ngoại trưởng cũng cho biết Iran đã tạm dừng chương trình làm giàu uranium của mình vì thiệt hại do các cuộc tấn công của Hoa Kỳ gây ra nhưng đất nước của ông sẽ tiếp tục chương trình này vì đó là vấn đề tự hào dân tộc.
Tổng thống Trump đã đáp trả trên mạng xã hội bằng cách nhắm vào CNN vì bài báo cáo của họ khi ông nhắc lại quan điểm của chính quyền ông rằng các địa điểm hạt nhân của Iran đã bị “xóa sổ”.
Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi nói với Fox News: “Các cơ sở của chúng tôi đã bị hư hại—hư hại nghiêm trọng.
Ông nói thêm: “Chúng tôi không thể từ bỏ việc làm giàu uranium vì đó là thành tựu của chính các nhà khoa học của chúng ta. Và giờ đây, hơn thế nữa, đó là vấn đề lòng tự hào dân tộc.”
[Newsweek: Donald Trump Issues New Warning to Iran, Threatens To Attack Again]
9. Tổng thống Zelenskiy bổ nhiệm phái đoàn đàm phán hòa bình với Nga tại Istanbul, báo hiệu việc trao đổi tù binh chiến tranh mới
Tổng thống Volodymyr Zelenskiy đã bổ nhiệm một phái đoàn Ukraine dẫn đầu các cuộc đàm phán với Nga tại Istanbul vào ngày 23 tháng 7 và ra hiệu về các cuộc trao đổi tù nhân sắp tới dựa trên các cuộc đàm phán trước đó.
Phái đoàn sẽ do Thư ký Hội đồng An ninh và Quốc phòng Quốc gia Rustem Umerov dẫn đầu và bao gồm đại diện từ cơ quan tình báo quân sự Ukraine, Bộ Ngoại giao và Văn phòng Tổng thống.
“Tôi đã tổ chức một cuộc họp về những kết quả mà Ukraine cần từ các nỗ lực đàm phán”, Tổng thống Zelenskiy nói. “Lập trường của chúng tôi hoàn toàn minh bạch. Ukraine không bao giờ muốn cuộc chiến này, và chính Nga phải chấm dứt cuộc chiến mà họ đã khơi mào.”
Umerov báo cáo về việc thực hiện các thỏa thuận từ vòng đàm phán thứ hai với Nga tại Istanbul và xác nhận công tác chuẩn bị cho cuộc gặp thứ ba đang được tiến hành. Tổng thống Zelenskiy nhấn mạnh Ukraine sẵn sàng làm việc “hiệu quả nhất có thể” để đạt được các kết quả cụ thể.
Tổng thống Zelenskiy cho biết: “Chúng tôi hy vọng sẽ có nhiều vòng trao đổi được thực hiện theo các thỏa thuận đạt được tại cuộc họp thứ hai ở Istanbul”.
Andriy Yermak, Chánh Văn phòng Tổng thống, cũng đã thông báo tóm tắt cho Tổng thống Zelenskiy về sự phối hợp của Ukraine với các đối tác ngoại giao ở Âu Châu và Hoa Kỳ để hỗ trợ các cuộc đàm phán.
Tổng thống Zelenskiy cho biết chương trình nghị sự của vòng đàm phán hòa bình sắp tới sẽ tập trung vào việc hồi hương tù nhân chiến tranh và trẻ em Ukraine bị bắt cóc, cũng như khuôn khổ cho cuộc họp trong tương lai có sự tham gia của các nhà lãnh đạo quốc gia.
Cuộc gặp trực tiếp mới nhất giữa các quan chức Ukraine và Nga diễn ra vào ngày 2 tháng 6, sau vòng đàm phán trước đó vào ngày 16 tháng 5 sau hơn ba năm không có bất kỳ cuộc đàm phán chính thức nào.
Phát ngôn nhân Điện Cẩm Linh Dmitry Peskov xác nhận Mạc Tư Khoa sẵn sàng tổ chức vòng đàm phán thứ ba nhưng tuyên bố ngày cụ thể vẫn chưa được ấn định.
Peskov nói thêm rằng sẽ “không có thay đổi” nào đối với phái đoàn Nga, do trợ lý của nhà độc tài Vladimir Putin, Vladimir Medinsky, dẫn đầu. Bản thân Putin đã từ chối tham gia trực tiếp.
Đầu tháng 7, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết Ankara đang nỗ lực tổ chức cuộc gặp giữa Tổng thống Zelenskiy và Putin, có khả năng có sự tham gia của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump.
Trong khi Ukraine đề xuất lệnh ngừng bắn vô điều kiện trong 30 ngày, một lập trường được Washington ủng hộ, Nga đã bác bỏ lời đề nghị này và nói tiếp rằng mục tiêu chiến tranh của mình sẽ đạt được “trên chiến trường”.
[Kyiv Independent: Zelensky appoints delegation for peace talks with Russia in Istanbul, signals new POW swaps]
10. 3 người thiệt mạng, 45 người bị thương trong các cuộc không kích của Nga trên khắp Ukraine, bao gồm cả một đứa trẻ thiệt mạng trong vụ đánh bom ở Kramatorsk
Các cuộc tấn công của Nga trên khắp Ukraine trong 24 giờ qua đã giết chết ít nhất ba thường dân và làm bị thương 45 người khác. Trẻ em cũng nằm trong số thương vong. Trung Úy Olga Chikanova, Phát ngôn nhân Ủy Ban Điều Tra của Cảnh Sát Quốc Gia Ukraine cho biết như trên.
Không quân Ukraine cho biết lực lượng Nga đã phóng 42 máy bay điều khiển từ xa tấn công loại Shahed và các loại máy bay điều khiển từ xa khác trong đêm, chủ yếu từ Nga và Crimea do Ukraine xâm lược. Theo tuyên bố, ít nhất 26 máy bay điều khiển từ xa đã bị bắn hạ và bảy chiếc khác bị mất hoặc bị hệ thống tác chiến điện tử chế áp.
Tại tỉnh Donetsk, lực lượng Nga đã giết chết ba người trong ngày qua, bao gồm một trẻ em ở Kramatorsk, Thống đốc Vadym Filashkin cho biết.
Theo thông tin cập nhật sáng nay từ Thị trưởng Oleksandr Honcharenko, một vụ đánh bom có điều khiển đã xảy ra vào đêm qua tại một tòa nhà dân cư trong thị trấn, khiến một em nhỏ thiệt mạng và tám người bị thương. Như vậy, tổng số người bị thương tại tỉnh Donetsk lên tới 17.
Tại tỉnh Sumy, các cuộc không kích bằng máy bay điều khiển từ xa và máy bay điều khiển từ xa đã làm ít nhất 15 thường dân bị thương, theo chính quyền địa phương. Mười một người ở cộng đồng Putyvl bị thương trong một cuộc không kích bằng máy bay điều khiển từ xa, trong khi bốn người khác bị thương ở thành phố Sumy do một vụ đánh bom dẫn đường. Trong số những người bị thương có hai trẻ em.
Khu vực này chứng kiến gần 70 cuộc tấn công vào 32 thị trấn trong một ngày, gây thiệt hại cho nhà cửa, chung cư, xe cộ và một trung tâm mua sắm.
Tại tỉnh Kherson, bảy người đã bị thương trong các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa và pháo binh dữ dội vào các khu dân cư và cơ sở hạ tầng dân sự. Nhiều ngôi nhà, xe cộ và một nhà hát đã bị hư hại, Thống đốc Oleksandr Prokudin cho biết.
Tại tỉnh Kharkiv, ba người đã bị thương, bao gồm hai người ở Kupiansk và Ivano-Shyichyne, và một người bị thương do thiết bị nổ ở Verbivka, Thống đốc Oleh Syniehubov cho biết. Các tòa nhà dân cư và hành chính đã bị hư hại ở một số thị trấn sau nhiều cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa.
Tại tỉnh Dnipropetrovsk, một người đã bị thương do một vụ đánh bom dẫn đường của Nga tại khu vực Mezhivska. Các cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa đã gây ra hỏa hoạn và phá hủy cơ sở hạ tầng ở một số quận, bao gồm Nikopol, Vasylkivka và Kryvyi Rih, Thống đốc Serhii Lysak cho biết.
Tại tỉnh Zaporizhzhia, một người đã bị thương ở huyện Vasylivka trong một trong hơn 500 cuộc không kích được báo cáo trong ngày qua, Thống đốc Ivan Fedorov cho biết. Khu vực này đã bị không kích, pháo kích và hơn 370 máy bay điều khiển từ xa, chủ yếu là FPV (góc nhìn thứ nhất), gây thiệt hại đáng kể cho nhà cửa và cơ sở hạ tầng.
Tại tỉnh Odessa, một người đã phải vào bệnh viện do bị thương do vụ nổ sau khi lực lượng Nga tiến hành một cuộc tấn công bằng máy bay điều khiển từ xa vào thành phố, các công tố viên địa phương cho biết. Một tòa nhà chung cư 25 tầng, một siêu thị, một nhà thi đấu thể thao và hơn 30 phương tiện đã bị hư hại hoặc phá hủy.
[Kyiv Independent: 3 killed, 45 injured in Russian strikes across Ukraine, including child killed in Kramatorsk bomb attack]